THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2008-2010 (Trang 35 - 40)

DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG

2.1. Đặc điểm của thị trường Mỹ

Nước Mỹ (hay Hoa Kỳ) gồm 48 bang nằm ở Bắc Mỹ, giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, phía bắc giáp Canada, phía nam giáp Mexico. Còn có thêm 2 bang tách rời là Alaska ở tây-bắc của Bắc Mỹ và bang Hawaii gồm một số đảo trên Thái Bình Dương. Tổng diện tích là 9 629 091 km2, là lãnh thổ lớn thứ 4 trên thế giới, bằng nửa nước Nga, rộng hơn Trung Quốc một chút, bằng khoảng một nửa Nam Mỹ, bằng 3/10 châu Phi, lớn gấp 2,5 lần Tây Âu. Nước Mỹ có dân số là 295 734 000 người (điều tra tháng 7-2005.

* Đặc điểm:

-Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đạt 13,13 nghìn tỷ đô-la Mỹ trong năm 2006. Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ, gấp 3 kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ hai là Đức..

• Đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại, 785,5 tỷ đô-la trong năm 2006, lớn hơn rất nhiều lần so với bất kỳ quốc gia nào khác.

• Đứng thứ hai về chuyên chở container đường biển trong năm 2006, chỉ sau Trung Quốc.

• Đứng thứ nhất về nợ nước ngoài, ước tính hơn 10 nghìn tỷ đô-la vào giữa năm 2006.

• Là địa điểm thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất – trong lĩnh vực kinh doanh và bất động sản - đạt khoảng 177,3 tỷ đô-la trong năm 2006. Đứng đầu về địa điểm rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 100 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, bao gồm cả các tập đoàn từ những nước đang phát triển.

• Đứng đầu về nguồn tiền gửi tại châu Mỹ La tinh và Khu vực Caribê, chiếm khoảng ¾ trong tổng số 62 tỷ đô-la trong năm 2006, từ những người di cư khỏi các khu vực này để tìm kiếm việc làm ở nước ngoài.

• Đứng thứ nhất về tiêu thụ dầu mỏ, khoảng 20,6 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2006 và đứng thứ nhất về nhập khẩu dầu thô với hơn 10 triệu thùng mỗi ngày.

• Thói quen tiêu dùng: người tiêu dùng Mỹ đặc biệt thích mua hàng hiệu và họ rất tin vào hệ thống đại lý bán lẻ, các nhà phân phối có uy tín. Do đó hệ thống này phát triển dày đặc ở Mỹ. Họ đảm bảo cho hàng hóa về chất lượng, các dịch vụ sau bán. Vì vậy hàng hóa muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ đặc biệt là các doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường này thì phải lựa chọn được nhà phân phối có uy tín thì mới mong thành công.

Người Mỹ lại bị chi phối rất nhiều bởi ấn tượng ban đầu đối với sản phẩm khi mua sắm nên họ có ấn tượng xấu về một sản phẩm nào đó thị sản phẩm đó khó có thể được tiêu dùng lại. Do đó việc xây dựng uy tín tạo dựng ấn tượng ban đầu cho người tiêu dùng về sản phẩm là rất quan trọng. Ngoài ra thì người tiêu dùng Mỹ hay có tâm lý nôn nóng, nóng vội nhưng chóng chán. Do

mới mình. Chính sự thuận tiện nhưng lại độc đáo của hàng hóa sẽ được người tiêu dùng Mỹ ưa thích.

Người tiêu dùng Mỹ rất tôn trọng pháp luật. Họ chấp hành luật rất nghiêm chỉnh. Đó cũng là yêu cầu đối với đối tác kinh doanh. Vì vậy các doanh nghiêp phải biết giữ chữ "tín" và cũng phải tôn trọng và chấp hành luật pháp.

2.2. Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng

Các sản phẩm dệt may mà công ty cổ phần may Chiến Thắng xuất khẩu sang thị trường Mỹ khá đa dạng từ áo Jacket, sơ mi, quần, khăn tay trẻ em, găng tay da, váy, áo thun, áo bơi nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ tốt hơn. Cụ thể tình hình xuất nhập khẩu của công ty cổ phần may Chiến Thắng theo cơ cấu mặt hàng sẽ được phản ánh theo bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng

Đơn vị: USD Mặt hàng Năm So sánh 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Áo Jacket 1684474 33.04 3231481 55.39 393947 56.36 1547007 1.68 -2837534 1.02 Quần 3217212 63.10 2394792 41.05 244520 34.98 -822420 0.65 -2150272 0.85 Sơ mi 37396 0.73 41936 0.72 25432 3.64 4540 0.98 -16504 5.06 Găng tay da 105363 2.07 114944 1.97 5435 0.78 9581 0.95 -109509 0.39 Váy 6560 0.13 7457 0.13 7953 1.14 897 0.99 496 8.90 Áo thun 30610 0.60 41253 0.71 3213 0.46 10643 1.18 -38040 0.65 Quần thể thao 17061 0.33 1686 0.03 18456 2.64 -15375 0.09 16770 91.36 Tổng cộng 5098676 5833549 698956 734873 -5134593

Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty sang thị trường Mỹ khá đa dạng. Trong đó các mặt hàng chủ lực của công ty là áo Jacket, quần các loại, găng tay da ( chiếm khoảng trên 85%). Tuy nhiên chỉ có mặt hàng áo Jacket là vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng, đặc biệt là năm 2006 đạt được doanh thu là 3231481 USD chiếm 55,39% trong tổng số doanh thu xuất khẩu của công ty trong năm 2006 tăng 1547007 USD so với năm 2005. Năm 2007 doanh thu giảm chỉ chiếm có 393947USD giảm so với hai năm trước, giảm so với năm 2006 là 2837534 USD và 1,02% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số sản phẩm xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ, chiếm 56,36%. Đạt được kết quả này công ty đã nỗ lực tìm kiếm bạn hàng, tìm kiếm thị trường thích hợp. Đây là một mặt hàng mũi nhọn của công ty trong giai đoạn này, và công ty cũng đang có kế hoạch để nâng cao thị phần của mình ở thị trường này trong thời gian tới.

Mặt hàng quần cũng là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty cổ phần may Chiến Thắng. Mặt hàng này tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng những năm gần đây có xu hướng giảm hơn. Doanh thu cao đạt được của mặt hàng này ở năm 2005 là 3217212 USD chiếm tận 63,10% trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ, đây là một tỷ lệ rất cao của sản phẩm này, nhưng sang năm 2006 doanh thu đạt được của mặt hàng này đã giảm chỉ còn 2394792 USD, chiếm 41,05% giảm so với năm 2005 là 0,65%, và năm 2007 lại tiếp tục giảm nữa từ 2394792 USD xuống chỉ còn 244520 USD và chỉ còn chiếm 34,98% giảm so với năm 2006 là 0,85%. Như vậy ta có thể thấy mặc dù doanh thu đạt được của mặt hàng này là cao nhưng tốc độ tăng lại giảm dần và ngày càng mất vị trí dẫn đầu trong các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ thế nhưng đây vẫn là một trong những mặt hàng quan trọng của công ty khi xuất khẩu.

Mặt hàng cũng quan trọng nữa là găng tay da, giữ doanh thu năm 2005 là 105363USD, chiếm 2,07% trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu sang thị

với năm 2005 là 114944 USD tăng 9581 USD, tăng 0,95%. Đây không phải là một tỷ trọng cao nhưng đây vẫn là mặt hàng quan trọng của công ty. Năm 2007, doanh thu của sản phẩm có chiều hướng giảm mạnh chỉ còn 5435 USD giảm 109509 USD so với năm 2006, giảm 0,39%. Mặt hàng này đang ngày càng mất vị trí của mình trong các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty trong những năm vừa qua. Nếu không có chiến lược thích hợp đối với mặt hàng này thì công ty sẽ mất vị trí của nó ở thị trường Mỹ.

Còn lại các mặt hàng khác thì công ty cũng đang ngày càng nỗ lực để nâng cao thị phần của nó ở thị trường Mỹ. Một số mặt hàng đã có sự tăng trưởng đáng kể như: Áo sơmi năm 2005 doanh thu chiếm 37396 USD thì năm 2006 tăng lên 41936 USD, tăng 4540 USD, tăng 0,98% rồi tỷ trọng của năm 2007 cũng tăng lên chiếm 3,64% trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, váy cũng là mặt hàng có sự tăng trưởng trong những năm vừa qua, từ doanh thu 6560 USD năm 2005 chiếm 0,13% đã tăng lên 7475 USD năm 2006 và đến năm 2007 tăng lên 7953 USD, chiếm tỷ trọng 1,14%...rồi các sản phẩm khác như quần thể thao, áo thun…Tuy lượng tăng của sản phẩm chưa được cao như mong muốn của công ty nhưng đấy cũng là dấu hiệu tốt cho thấy sự tăng trưởng của công ty trong thời gian tới đây. Các mặt hàng mới sẽ đựơc chú trọng để phát triển hơn nhằm thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân Mỹ như áo bơi, áo thun, quần thể thao và đã đạt đựơc những bước tiến nhất định. Nếu trong thời gian tới công ty có những chính sách thích hợp như chính sách Marketing, chính sách phát triển thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm…thì sẽ thúc đẩy được nhiều hơn lượng tiêu thụ các mặt hàng này sang thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2008-2010 (Trang 35 - 40)