Tình hình chính trị - xã hội:
Tình hình chính trị của một quốc gia tác động trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế, bao gồm cả xuất – nhập khẩu. Chính trị điều hành đất nước ổn định, tạo điều kiện tích cực cho các doanh nghiệp an tâm sản xuất, kinh doanh. Đó là cơ sở đầu tiên và quan trọng khiến các quyết định xuất- nhập khẩu vào một nước. Những nhà kinh doanh quốc tế không thể yên tâm khi tiến hành xuất – nhập khẩu hàng hóa, khi mà luôn phải lo lắng, quan tâm về tính an toàn của cả con người, hàng hóa doanh nghiệp họ. Chính vì vậy, Chính phủ các nước muốn tăng cường hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế, phải không ngừng nâng cao và cải thiện môi trường xã hội, để đảm bảo quá trình kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chính trị xã hội ổn định, luôn là một điều kiện cần giúp cho nhập khẩu được thông suốt. Đặc biệt, khi hoạt động này gắn liền với nhiều quốc gia khác nhau, và mỗi nước, khu vực trên thế giới lại có những đặc điểm riêng biệt về tình hính chính trị-xã hội. Đặt trong bối cảnh, sự biến động không ngừng của cục diện thế giới, xu hướng phát triển vận động liên tục, sự cạnh tranh đến từ các quốc gia tranh giành sự ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, luôn có những thế lực, đảng phái cực đoan, muốn chống phá nền tảng chính trị, xã hội của một vài quốc gia, bao gồm cả các thành phần phản động trong và ngoài nước. Để thấy rằng, trong thời kỳ thế giới mở, các quốc gia luôn có mối quan hệ phụ thuộc với nhau, sự kết nối về mạng Internet phần nào có tác động tiêu cực khiến cho sự an toàn về thông tin bị rò rỉ và trở nên kém bảo mật.
Chính sách kinh tế hiện hành của cả nước cung cấp và nước nhập khẩu sản phẩm linh kiện điện tử đều có tác động trực tiếp đến tình hình nhập khẩu sản phẩm này, hay đối với bất cứ sản phẩm thuộc ngành hàng nào khác cũng vậy. Mỗi quốc gia trong từng giai đoạn/năm, đều thực hiện những thể chế, chính sách và mục tiêu kinh tế khác nhau. Sự thay đổi qua từng thời kỳ là xu thế tất yếu và còn phải dựa trên những yếu tố, tình hình mang tính toàn cầu. Bởi mỗi quốc gia là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Không có quốc gia nào là tách rời xu thế chung, hay không chịu tác động bời các yếu tố có phạm vi thuộc thế giới, hoặc nếu có thì sẽ là trường hợp quốc gia đó đóng cửa hoàn toàn với bên ngoài, không thực hiện hoạt động giao lưu, đối ngoại với bất cứ quốc gia nào.
Nói đến môi trường kinh tế, tức đang nói đến tất cả các yếu tố thuộc về kinh tế của đất nước đó. Nó bao gồm cả từ các chính sách lớn: chính sách tiền tệ/tài khóa, cho đến các chính sách cụ thể áp dụng với ngành Công nghiệp điện tử của mỗi nước. Việc thúc đẩy hay hạn chế xuất/nhập khẩu, sẽ từ đó mà có sự điều chỉnh hoạt động kinh doanh, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này. Và việc mà các doanh ngiệp hoạt động, hay phát triển kinh doanh như thế nào phải chịu sự quản lý và nằm trong phạm vi điều chỉnh của chính sách của quốc gia. Ví dụ, trong trường hợp Việt Nam thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa đất nước, xác định ngành Công nghiệ p điện tử là ngành mũi nhọn. Từ đây, các chính sách kinh tế lập tức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành.
Các vấn đề khác thuộc về môi trường kinh tế, như tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, lãi suất... cũng tác động mạnh mẽ đến hoạt động nhập khẩu. Bởi các doanh nghiệp nhập khẩu tức đang chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố thuộc về ngành XNK, mà điển hình chính là tỷ giá hối đoái. Việc tỷ giá tăng hay giảm sẽ khiến cho doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của doanh ngiệp thay đổi. Theo lý thuyết, đối với phương diện nhập khẩu, xu hướng chung thường thấy là khi giá đồng nội tệ tăng hay tỉ giá nội tệ tăng, nhập khẩu sẽ được khuyến khích do giá nhập khẩu trở nên rẻ tương đối, chi phí nhập khẩu giảm, lượng nhập khẩu tăng lên dẫn đến sự tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu. Ngược lại khi tỉ giá giảm hay đồng nội tệ giảm giá, giá nhập khẩu trở nên đắt hơn, việc nhà nhập khẩu phải bỏ một số tiền lớn hơn để mua lượng ngoại tệ như cũ, sẽ dẫn đến việc giảm lợi nhuận. Một khi lợi nhuận không bù đắp đủ chi phí, cầu nhập khẩu giảm xuống, do đó kim ngạch nhập khẩu giảm.
Còn đối với lãi suất, trước hết là nói trên phạm vi trong một quốc gia, là bao gồm lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Từ các mức lãi suất náy sẽ
ảnh hưởng một phần đến mức lãi suất mà các ngân hàng thương mại cho vay. Mà đối tượng cho vay chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất chính là các DN, cho các mục tiêu kinh doanh hay phát triển của từng DN khác nhau. Vay vốn từ ngân hàng đã trở thành kênh huy động vốn và đòn bẩy tài chính được sử dụng phổ biến trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, những DN trong lĩnh vực XNK cũng không là ngoại lệ và chịu sự tác động từ việc thay đổi mức lãi suất. Bên cạnh mức lãi suất phạm vitrong nước tác động trực tiếp đến, sự thay đổi về lãi suất của FED, có sự tác động gián tiếp đến phạm vi toàn cầu, mà không chỉ các DN mà Chính phủ các nước cũng đều quan tâm và lưu ý đến thông tin này. Sự tác động của nó đến thị trường VN trong trường hợp FED giảm lãi suất so với trước: Về mặt tích cực, mặt bằng lãi suất, đặc biệt là lãi suất huy động bằng USD sẽ giảm hơn so với trước đây. Qua đó góp phần giảm chi phí huy động vốn của Chính phủ cũng như doanh nghiệp Việt Nam khi đi huy động vốn nước ngoài, nhất là trái phiếu quốc tế. Ngoài ra, việc giảm lãi suất sẽ khiến đồng USD bị yếu
đi một chút, như vậy sẽ bớt đi áp lực tỷ giá đối với VND. Từ đây, việc thay đổi lãi suất lại tác động đến tỷ giá.
Tiếp đến, có thể kể đến tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại. Yếu tố này sẽ quyết định đến biểu thuế quan về XNK nói chung, cụ thể là nhập khẩu mặt hàng thiết bị điện tử, linh kiện. Bên cạnh thuế quan, các biện pháp phi thuế quan cũng có thể là công cụ Chính phủ sử dụng đề nhằm kiểm soát và điều chỉnh tình hình nhập khẩu mặt hàng này.
Điều đáng quan tâm với các DN nhập khẩu là tình hình cung – cầu của các quốc gia, thị trường khác nhau về mặt hàng thiết bị điện tử, linh kiện nói riêng và các mặt hàng khác nói chung. Như đã có đề cập, mỗi quốc gia sẽ có chính sách phát triển kinh tế riêng, việc thúc đẩy hay hạn chế sản xuất, kinh doanh hay XNK mặt hàng này sẽ quy định phần nào về lượng cung – cầu, giúp cho các DN định lượng và tính toán các phương án phù hợp để làm sao đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Đặc biệt, trong bối cảnh các DN nhập khẩu còn phải xem xét và dự đoán đến các DN tại một quốc gia khác, không phải doanh nghiệp trong nước mình, thì sẽ còn gặp nhiều khó khăn và cản trở về mặt thông tin hơn nữa.
Pháp luật và văn hóa:
Mỗi quốc gia sẽ có chế độ chính trị và hệ thống pháp luật riêng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và đặc biệt là nhập khẩu hàng hóa. Bởi tùy theo những đặc điểm văn hóa, tôn giáo riêng biệt của từng nước trên thế giới, mà sẽ ảnh hưởng nhất định
Pháp luật cũng như các yếu tố khác, có thể thay đổi, và thực tế cũng chứng minh chính sách pháp luật không ngừng có sự điều chỉnh qua từng giai đoạn. Những luật mới thường đưa ra cả những trở ngại và thách thức mới. Những nhà kinh doanh quốc tế, ở đây chính là hai bên xuất – nhập khẩu, luôn phải sẵn sàng đối phó với những thử thách mới, cơ hội mới khi có luật mới ban hành cùng với những thay đổi thường xuyên và nhanh chóng trong các tiêu chuẩn về kinh tế – xã hội, và các tiêu chuẩn về pháp luật. Một thị trường đã bị đóng có thể đột nhiên được mở cửa, một lĩnh vực đang được ủng hộ phát triển cung có thể bị hạn chế, điều tiết… do sự thay đổi của luật pháp.
Ở một khía cạnh khác, việc tận dụng các kẽ hở pháp luật nhưng không vi phạm cũng là cách mà nhiều công ty áp dụng. Pháp luật luôn mang tính áp dụng thực tế cao, nên nhiều doanh nghiệp, mà đại diện cho các doanh nghiệp là Hiệp hội ngành/lĩnh vực liên quan sẽ lên tiếng, phản ánh, thậm chí là nhất quyết phản đối để các nhà làm luật, chính sách pháp luật đó buộc phải điều chỉnh, thay đổi lại. Trong một vài trường hợp, luật pháp có thể cố tình hay vô tình để một vài kẽ hở về mặt kỹ thuật. Các công ty đa quốc gia với mạng lưới kinh doanh quốc tế thường có khả năng lợi dụng những sơ hở của luật pháp để làm lợi cho mình.
Môi trường tự nhiên:
Các yếu tố tự nhiên, như: tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý/địa hình, hay thậm chí là thời tiết, khí hậu… của một quốc gia cũng tác động một cách gián tiếp đến tình hình sản xuất, phát triển, theo đó là tình hình nhập khẩu đối với mặt hàng thiết bị điện tử, linh kiện.
Các yếu tố này là các ảnh hưởng mang tính môi trường khách quan, thông qua sự tác động đến thời gian, tốc độ vận chuyển, giao nhận giữa quốc gia xuất - nhập khẩu; vị trí tiếp nhận hàng hóa về nước qua các cảng, cửa khẩu; hay những đặc điểm về thời tiết cũng quyết định phần nào về mốc thời gian tiến hành giao hàng nhằm mục tiêu tránh được các thiên tai, rủi ro thời tiết không đáng có. Nhiệt độ trung bình của từng nước cũng là yếu tố tác động đến việc bảo quản, lưu trữ hàng hóa sao cho hợp lý và đảm bảo được chất lượng. Vì với tính chất vật lý của hàng hóa, nếu như chuyển từ một nước đới lạnh đến nước đới nóng, ngược lại, sẽ có sự chênh lệch và khác biệt.
Sự tiến bộ của Khoa học công nghệ:
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, khoa học dần dần chứng minh vai trò quan trọng và khẳng định tầm vóc của các quốc gia. Đó là lí do vì sao mà rất nhiều nước tham gia vào đường đua công nghệ, đẩy mạnh việc phát triển những hệ thống máy
móc hiện đại nhất không chỉ phục vụ cho sản xuất trong nước mà còn xuất khẩu. Đối với việc nhập khẩu hàng thiết bị điện tử, máy móc thì vai trò của nền tảng Khoa học công nghệ lại càng quan trọng hơn nữa. Việc nhập khẩu hoàn thành, đặt ra những yêu cầu mới về việc tiến hành xử lý, các công đoạn sau khi nhập hàng hóa về.
Nói đến trình độ phát triển của Khoa học công nghệ không thể bỏ qua được khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên thế giới. Nó đang dần thay đổi cơ bản những vấn đề, nền tảng phát triển trong việc sản xuất, kinh doanh. Nhập khẩu đang ảnh hưởng ra sao: Công việc tiến hành kê khai Hải quan từ truyển thống sang điện tử, các quy trình ngày càng được đơn giản và online hóa, nhằm hướng tới dịch vụ chất lượng, hiệu quả, và giàm thiểu tối đa sự nhầm lẫn, sai sót.
Bên cạnh đó, là các yếu tố thuộc về môi trường vi mô, có thể kể đến đầu tiên là khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, đối thủ cạnh tranh, các trung gian, công chúng trực tiếp. Đây là năm yếu tố hàng đầu khi xét theo môi trường marketing của một doanh nghiệp. Ngoài ra, còn phải tính đến chính các yếu tố nằm bên trong chính doanh nghiệp đó, đơn cử như nguồn lực của công ty, bao gồm nguồn nhân lực và cả tài chính, cơ sở vật chất…Những yếu tố này cũng sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả nhập khẩu của bản thân doanh nghiệp.
Chương 2. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ VÀ LINH KIỆN TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI TÂN SAO SÁNG