Cơ hội của thị trường nhập khẩu sản phẩm thiết bị điện tử, linh kiện tạ

Một phần của tài liệu Thực trạng nhập khẩu mặt hàng thiết bị điện tử và linh kiện tại công ty cổ phần thương mại và vận tải tân sao sáng (Trang 54 - 57)

Việt Nam

Tổng trị giá nhập khẩu trong 4 tháng/2021 là 103,31 tỷ USD, tăng 31,8%, tương ứng tăng 24,92 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 4,56 tỷ USD, tương ứng tăng 25,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 3,51 tỷ USD, tương ứng tăng 31,2%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 1,98 tỷ USD, tương ứng tăng mạnh 47,4%...

Biểu đồ 3.1: Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn trong 4 tháng 2021 so với 4 tháng/2020

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong đó, dẫn đầu nhóm hàng nhập khẩu chính là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá nhập khẩu trong tháng là 5,68 tỷ USD, giảm 4,7% so với tháng trước. Tính trong 4 tháng/2021, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 22,23 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Về thị trường, Trung Quốc đã vượt Hàn Quốc trở thành thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cho Việt Nam. Nguyên nhân do nhập khẩu nhóm hàng này từ thị trường Trung Quốc tăng cao tới 61% so với cùng kỳ năm trước, trong khi thị trường dẫn đầu Hàn Quốc lại chỉ tăng nhẹ 6%.

Biểu đồ 3.2: Trị giá nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện từ Trung Quốc và Hàn Quốc trong 4 tháng giai đoạn 2016-2021

Nguồn: Tổng cục Hải quan Tốc độ tăng trưởng của ngành điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh trong giai đoạn tới. Quy hoạch công nghiệp Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 đưa ra mục tiêu về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành điện tử, công nghệ thông tin rất cao, giai đoạn đến năm 2030 đạt 19 - 21%/năm. Mục tiêu là xây dựng ngành điện tử trở thành ngành công nghiệp chủ lực và tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. Trong dài hạn, Chính phủ kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử sẽ đạt mức 60 tỷ USD trước năm 2020, tương ứng mức phát triển trung bình 5% mỗi năm. Tuy nhiên, khả năng duy trì sự bền vững trong ngành công nghiệp này trong dài hạn còn phụ thuộc vào việc Việt Nam có thể đẩy mạnh sản lượng và chuỗi giá trị không.

Ngành công nghiệp điện tử sẽ tập trung phát triển ở lĩnh vực linh kiện điện – điện tử cơ bản, các loại bản mạch in điện tử, mạch vi điện tử cho các điện thoại di động, thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, máy vi tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện, phụ tùng cho công nghiệp ôtô (thiết bị điện, chiếu sáng, điều khiển...). Giai đoạn sau 2025, các lĩnh vực như thiết bị tự động hóa, thiết bị y tế sẽ có nhu cầu cao về các linh kiện phụ tùng điện – điện tử sản xuất trong nước.

Nhìn chung, ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt. Từ một số ít các xí nghiệp lắp ráp điện tử dân dụng, liên doanh với các công ty điện tử Nhật Bản thì nay đã có hàng nghìn doanh nghiệp sản xuất lắp ráp và kinh doanh các mặt hàng này. Chủng loại sản phẩm, phương thức sản xuất kinh doanh được đa dạng hóa với tốc độ cao, điển hình ở các mặt hàng điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp và máy tính.

Cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng hàng điện tử và các thiết bị điện tử theo đó cũng tăng lên. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu, ngoài việc nhập khẩu ồ ạt linh kiện, nguyên liệu để lắp ráp, các doanh nghiệp trong nước đã hình thành

ý tưởng chiến lược xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm Việt Nam. Điều này tạo nền tảng cho sự xuất hiện và phát triển các cơ sở lắp ráp chuyên dụng, tiếp cận công nghệ mới để học tập và sáng tạo tiến tới xóa bỏ khoảng cách với các công ty nước ngoài…

Thực tế cho thấy, quá trình nội địa hóa các sản phẩm điện tử Việt Nam vẫn đang bị tác động, bị chi phối bởi các công ty nước ngoài, vì trình độ công nghệ sản xuất của ngành điện tử Việt Nam vẫn còn quá xa so với các nước trong khu vực.

Những thành quả mà ngành Công nghiệp điện tử đạt được hiện nay, (chủ yếu là do doanh nghiệp nước ngoài đảm nhận). Khu vực doanh nghiệp FDI vẫn chiếm ưu thế với hơn 70% doanh thu nội địa và gần 90% kim ngạch xuất khẩu, vai trò của doanh nghiệ p trong nước còn mờ nhạt, phần lớn chủ yếu tham gia vào các công đoạn lắp ráp, cung cấp dịch vụ và linh kiện đơn giản nên giá trị gia tăng thấp, thiếu sức cạnh tranh hoặc thiếu định hướng chiến lược rõ ràng.

Việc thiếu chiến lược dài hạn, thị trường điện tử Việt Nam đang mất cân đối nghiêm trọng. Việt Nam hiện nay đang trở thành công xưởng sản xuất hàng điện tử của thế giới và là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành Công nghiệp điện tử.

Cụ thể, hiện nay lĩnh vực này thu hút hơn 10 tỷ USD vốn FDI với các tên tuổi lớn như Samsung, Foxconn, LG, Panasonic, Intel… kéo theo sự xuất hiện các doanh nghiệ p cung ứng linh phụ kiện cho các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, ti vi… Chỉ tính riêng 4 công ty thành viên của Samsung Electronics đạt doanh thu 27,4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2017, lợi nhuận sau thuế đạt 3,1 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhập khẩu mặt hàng thiết bị điện tử và linh kiện tại công ty cổ phần thương mại và vận tải tân sao sáng (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w