Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Thực trạng nhập khẩu mặt hàng thiết bị điện tử và linh kiện tại công ty cổ phần thương mại và vận tải tân sao sáng (Trang 61 - 66)

Để giải quyết những thách thức mà ngành điện tử Việt Nam đang phải đối mặt, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu nói riêng, Chính phủ cần có phương án và kế hoạch hình thành ngành điện tử có giá trị gia tăng cao hơn. Khi thực tế hiện nay, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam chỉ chuyên lắp ráp các bộ phận và gia công đơn giản; các hợp phần hay thiết bị chuyên ngành vẫn chưa đạt được bất kỳ tiến bộ nào. Hầu hết các công ty Việt Nam đều phụ thuộc vào nhập khẩu bộ phận và thiết bị chính. Việt Nam cũng chưa có viện nghiên cứu hoặc chuyên gia về máy móc linh kiện hay các công nghệ then chốt. Do đó, chúng ta cần tập trung hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), không chỉ cho phần cứng mà cả phần mềm, hay nói cách khác hai lĩnh vực này phải hội tụ. Chính sách hỗ trợ R&D có thể được thực hiện thông qua phát triển nghiên cứu có trọng tâm cho phần mềm, hỗ trợ nghiên cứu hợp tác chung của các công ty, giữa các tập đoàn lớn cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên về lĩnh vực này có thể tạo ra các hệ sinh thái, mạng lưới sáng tạo thông qua giáo dục, đào tạo về phần mềm, kích hoạt mạng lưới, mở rộng

các diễn đàn chuyên môn,... Hoạt động này có thể được cơ quan nhà nước khởi xướng một cách độc lập hoặc hợp tác với cơ quan khác. Do vậy, một hệ sinh thái doanh nghiệ p bền vững với những phát kiến sáng tạo được đưa vào liên tục có thể được hình thành. Chính phủ sẽ đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy, tạo ra các sáng kiến, cung cấp công nghệ và quản lý với những hỗ trợ từ các trường đại học hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành.

Ngành công nghiệp điện tử cần thay đổi từ sản xuất lắp ráp đơn giản sang một nền sản xuất chế tạo có giá trị gia tăng cao hơn với trọng tâm là các thiết bị và linh kiện chính; tập trung đầu tư vào phát triển kỹ thuật cho các vật liệu và linh kiện quan trọng. Để thực hiện những kế hoạch đó, trước mắt, cần cải thiện năng suất lao động thông qua đổi mới sáng tạo về kỹ thuật. Một số điều kiện cũng cần được đáp ứng cho các doanh nghiệ p khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia đổi mới kỹ thuật, chính họ sẽ xây dựng mối quan hệ với các tập đoàn lớn sở hữu nền tảng tiên tiến cho sáng tạo và phát triển hơn nữa. Ở đây, chính sách hợp tác giữa các tập đoàn và doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần được tăng cường. Mặt khác, cần củng cố, thúc đẩy các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như màn hình, chất bán dẫn và linh kiện điện tử. Nguồn lực cho sản xuất các sản phẩm có vòng đời lâu dài này đòi hỏi đầu tư lớn cũng như mất khoảng 10 đến 20 năm để cất cánh, nhưng sẽ góp phần tạo ra nhiều việc làm có giá trị gia tăng cao và tăng trưởng kinh tế. Đầu tư liên tục là cần thiết để cải thiện năng lực cũng như khoa học

- công nghệ và muốn sở hữu một ngành điện tử có giá trị gia tăng cao, đòi hỏi phải có một chiến lược hỗ trợ lâu dài.

Chính phủ có thể giúp đỡ các doanh nghiệp XNK bằng cách cơ cấu các thông tin về thị trường, về giá cả, sự biến động của thị trường, về cung cầu, marketing, thường xuyên tuyên truyền về luật kinh doanh, luật thương mại mà Nhà nước quyết định thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế để các doanh nghiệp tránh được rủi ro đáng tiếc xảy ra. Cần tạo điều kiện thêm cho các công ty kinh doanh thương mại tham gia xuất khẩu, không chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp. Cần để doanh nghiệp tự do cạnh tranh lành mạnh, Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ đảm bảo công bằng trong kinh doanh. Ngoài ra, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì những doanh nghiệp này không có thế mạnh như các doanh nghiệp lớn, thị trường hẹp hơn, sức cạnh tranh kém hơn do quy mô sản xuất và tạo điều kiện cho những doanh nghiệp này có thể mở rộng thị trường và quy mô sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh.

KẾT LUẬN

Việc nhập khẩu hàng công nghiệp điện tử giúp Việt Nam đi tắt đón đầu công nghệ tiên tiến một cách nhanh chóng, kịp thời mà không phải mất thời gian, chi phí để phát triển công nghệ trong sản xuất hàng hóa. Cũng như giảm thiểu được rủi ro, thất thoát ngân sách của doanh nghiệp khi đầu tư vào nghiên cứu, phát triển công nghệ mới mà sản phẩm sản xuất ra vẫn đáp ứng được nhu cầu của thị trường với giá thành rẻ hơn, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp ở thị trường trong và ngoài nước.

Cùng với đó tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp lên tầm cao mới, tạo ra những sản phẩm công nghệ cao, mang trí tuệ con người vào trong từng sản phẩm. Hơn nữa mối liên hệ giữa các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài ngày càng được chặt chẽ, tạo cơ hội tiếp nhận một cách nhanh chóng những máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, xây dựng dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến, tiếp cận thị trường kịp thời, nhanh chóng. Từ đó tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và tạo chỗ đứng cho doanh nghiệp ở thị trường trong và ngoài nước.

Bằng việc đi sâu phân tích và tìm hiểu cặn kẽ vấn đề theo một trình tự từ tổng quan, khái quát đến cụ thể, chi tiết, đề tài nghiên cứu ngày càng được làm rõ và đi đến những kết quả khả quan.

Ở phần chương một, chúng ta đã cùng nhau hệ thống hóa lại những kiến thức cơ bản nhất về nhập khẩu. Phân tích cơ sở lý luận về nhập khẩu tốt, sẽ là nền tảng và cơ sở để đi sâu nghiên cứu các vấn đề nhỏ hơn, mà cụ thể đối tượng ở đây là mặt hàng thiết bị điện tử và linh kiện. Một lần nữa, khi đi vào nghiên cứu, ta mới tháy rõ được tầm quan trọng của nhập khẩu, của ngành Công nghiệp điện tử đối với sự phát triển của kinh tế nước nhà. Không những vậy, việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu, sẽ giúp cho việc đánh giá giữa cơ sở lý luận với thực tiễn có mối liên hệ mật thiết với nhau ra sao.

Nhờ vào việc đánh giá thực trạng tại chính công ty hoạt động trong lĩnh vực XNK, mà chủ yếu là nhập khẩu, ta mới có cái nhìn thực tế đánh giá một cách vừa khách quan vừa chủ quan dựa trên những thông tin được cung cấp, nghiên cứu từ công ty. Việc tiến hành phân tích những kết quả mà phía công ty TSS đã và đang làm được, giống như việc chúng ta ngẫu nhiên chọn một mẫu trong tập thể để tiến hành nghiên cứu vậy. Những gì mà phía công ty đang thực hiện được có ý nghĩa phản ánh phần nào về những doanh

nghiệp Việt Nam có quy mô và tính chất tương tự. Ở đó, có cả những kết quả mang tính tích cực, và cũng có cả những khó khăn, thách thức hay vấn đề mà phía công ty gặp phải. Giải quyết được bài toàn cho doanh nghiệp, chính là yêu cầu cần đặt ra khi sự cạnh tranh ngày một gay gắt hơn, từ các doanh nghiệp ngoại.

Để có thể giải quyết phần nào những vấn đề mà các doanh nghiệp nhập khẩu hay hoạt động trong ngành Công nghệ điện tử nói chung, cần tới sự chung tay và nỗ lực từ các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt, trong xu hướng thế giới mở cửa và thay đổi không ngừng nghỉ, việc linh hoạt thay đổi mình, ứng biến phù hợp trước mỗi cơ hội và thách thức để tìm ra đâu là “nguy”, là “cơ” cho doanh nghiệp. Sự phát triển của nguồ n nhân lực cao kết hợp với các chính sách và ý tưởng mang tính đột phá, sẽ đóng vai trò then chốt giải quyết các thách thức hay tồn đọng trong nội tại doanh nghiệp. Giúp phía DN tiếp tục trên con đường hội nhập toàn cầu, và đón nhận được những cơ hội to lớn từ thị trường ngoài nước.

Bài nghiên cứu đã đạt được thành công mục tiêu của mình và đóng góp tư liệu cho những công trình, nghiên cứu về vấn đề nhập khẩu nói chung, và nhập khẩu hàng thiết bị điện tử, linh kiện nói riêng. Đặc biệt, đối với phía công ty TSS, hi vọng rằng nhứng đóng góp trên đây sẽ thúc đẩy hơn nữa việc triển khai các ý tưởng, giải pháp mới dưới góc nhìn mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bùi Thúy Vân (2015), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Phòng kế toán Công ty công ty cổ phần thương mại và vận tải Tân Sao Sáng, Báo cáo tổng kết năm Phòng kế toán 2017-2018-2019

2.Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính

3.Trần Hòe (2007), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

4.Nhiều tác giả (2019), Tập bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh Xuất Nhập khẩu, Học viện Chính sách và Phát triển

5.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và sự thật (2021), Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng Cộng sản Việt Nam, tr.111 – 112

6. Thông tin công ty cổ phần thương mại và vận tải Tân Sao Sáng,

http://masocongty.vn/company/485666/cong-ty-co-phan-thuong-mai- va-van-tai-tan- sao-sang.html [11/6, 2021]

7. Website Công ty công ty cổ phần thương mại và vận tải Tân Sao Sáng, http://everstarship.net/ 15/04/2021,

8.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và sự thật (2021), Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng Cộng sản Việt Nam, tr.111 – 112

9. An Bình (2021), IMF dự đoán Việt Nam tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2021,

Báo

điện tử, https://tuoitre.vn/imf-du-doan-viet-nam-tang-truong-gdp-6-5-trong-nam-2021 - 20210407162701779.htm , [29/06/2021]

10. Chung Thủy (2021), “FED giảm lãi suất tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam?”,

Báo VOV, https://vov.vn/kinh-te/fed-giam-lai-suat-tac-dong-nhu-the-nao-toi-kinh-te - viet-nam-958123.vov , [28/06/2021]

11. Đỗ Thị Loan (2020) , Ảnh hưởng của môi trường pháp luật trong kinh doanh quốc tế, Tạp chí phát triển kinh tế số, https://thongtinphapluatdansu

.edu.vn/2008/11/22/1992/, [ 28/06/2021]

12. Cơ sở dữ liệu nguồn của Uỷ ban thường vụ quốc hội – Ban công tác đại biểu (2021), http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tin-tuc/tin-tuc-ho-tro-boi- duong/item/1016- cac-yeu-to-anh-huong-den-moi-truong-viet-nam, [25/06/2021]

13. Kim Thủy (2019), Thẩm định giá VNVC , https://vnvc.com.vn/Tong-quan-ve-m ay-

thiet-bi-523.html, [20/06/2021]

14. Phòng kế toán Công ty công ty cổ phần thương mại và vận tải Tân Sao Sáng, Báo cáo tổng kết năm Phòng kế toán 2017-2018-2019

Một phần của tài liệu Thực trạng nhập khẩu mặt hàng thiết bị điện tử và linh kiện tại công ty cổ phần thương mại và vận tải tân sao sáng (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w