Để tạo tính ổn định và bền vững trong hoạt động nhập khẩu của mình, tránh các biến động của thị trường thì song song với việc giữ vững thị trường/phần hiện có, công ty phải tìm biện pháp thích hợp để mở rộng và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động XNK nói chung, cụ thể là nhập khẩu mặt hàng thiết bị điện tử, linh kiện – mặt hàng, nhằm cung cấp các sản phẩm đến nhiều nơi trên thế giới hơn. Vì mặt hàng này không chỉ là sản phẩm có thế mạnh nhất của công ty, mà còn nhờ vào những tiềm năng rất to lớn của
ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam mang lại, hay chính là nguồn cầu trên thế giới của nó còn rất lớn.
Thị trường luôn là một yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động kinh doanh của công ty TSS. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của nước ta và một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…Đặc biệt là có Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đang chú trọng phát triển ngành Công nghệ thông tin, sẽ có nhu cầu ngày càng cao đối với mặt hàng thiết bị điện tử và linh kiện. Trong khi Trung Quốc được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, thì Ấn Độ lại được coi là "Thung lũng Silicon" thứ hai trên thế giới (sau Thung lũng Silicon ở Mỹ), với Bangalore - “thủ đô công nghệ”- một trung tâm công nghệ thông tin và công nghiệ p phần mềm. Cũng không thể không nhắc đến Hàn Quốc, chính là nơi mà nước ta, cũng như phía công ty TSS đang nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm thiết bị điện tử, linh kiện. Các sản phẳm từ Hàn Quốc được tin dùng và là nguồn cung ứng chất lượng khi nước này sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ cao, và đã xây dựng được hệ sinh thái các tập đoàn, công ty lớn mạnh trong lĩnh vực Công nghệ, hàng điện tử, như: Tập đoàn SAMSUNG, LG, SK, KIA, Hyundai…đều cần đến số lượng lớn các thiết bị, linh phụ kiện điện tử.
Những thị trường này vừa có ưu điểm vị trí địa lý gần Việt Nam, vừa giàu tiềm năng cơ hội phát triển, nhưng dĩ nhiên cũng phải cạnh tranh không hề nhỏ với các đối thủ khác, chính vì vậy, công ty cần phái tiến hành mở rộng thị trường cả theo chiều rộng và theo chiều sâu. Công ty cần tiến hành thành lập đội nghiên cứu thị trường, tập trung vào khai thác thông tin tại các nước, các doanh nghiệp cụ thể đang có nhu cầu về mặt hàng này. Công tác nghiên cứu phải được chú trọng hơn, khi các DN lớn hiện nay ngày càng nâng cao vai trò của R&D, và trở thành giá trị cốt lõi của chính doanh nghiệp.
Mỗi thị trường, ngoài những đặc điểm chung lại có những đặc điểm riêng biệt, do điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán, trình độ phát triển ở nơi đó quyết định. Do đó để tiếp cận và mở rộng được thị trường, khi nghiên cứu thị trường, cần làm rõ những thông tin sau :
- Nghiên cứu phong tục tập quán, văn hóa và pháp luật ở thị trường đó. - Nhu cầu về mặt hàng mà phía công ty cung ứng ra sao
- Về đối thủ cạnh tranh, phía công ty cần tiếp tục tham gia sâu, rộng, thường xuyên tại các hội nghị, diễn đàn hàng hải quốc tế nhằm nâng cao tiếng nói và vị thế của Việt Nam
trong cộng đồng hàng hải quốc tế; Chủ động tạo lập quan hệ và hợp tác với các quốc gia có biển, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội ngành nghề..
- Cần nắm bắt và đánh giá được mức độ rủi ro trong kinh doanh trên thị trường đó. Vì chắc chắn trong kinh doanh rủi ro luôn rình rập và dễ xảy ra, có thể là do sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh, sự mất ổn định về kinh tế thị trường đó hay cũng có thể là do chính sách của Chính phủ…
-Đánh giá và dự báo thị trường, đây là khâu quan trọng và cần thiết giúp công ty không chỉ gia tăng được lợi nhuận, mà sẽ còn là cơ sở để phía công ty triển khai những kế hoạch, phương hướng phát triển trong tương lai, cũng như việc có đón đầu được cơ hội trong một xu hướng hay không.