Quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với khí dầu mỏ hóa lỏng nhập

Một phần của tài liệu Thủ tục hải quan đối với khí dầu mỏ hóa lỏng nhập khẩu tại tổng công ty gas petrolimex – CTCP (Trang 58 - 63)

nhập khẩu tại Tổng Công Ty Gas Petrolimex – CTCP

2.3.1. Quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với khí dầu mỏ hóa lỏngnhập khẩu tại Tổng Công Ty Gas Petrolimex – CTCP nhập khẩu tại Tổng Công Ty Gas Petrolimex – CTCP

Thủ tuc ̣ hải quan là một thông lệ Quốc tế, là điều kiện bắt buộc đối với moị doanh nghiệp xuất khẩu nhập khẩu vì nó thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan, bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi chủ quyền an ninh Quốc gia.

Ngoài ra nólà cơ sở pháp lý đểxác định hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Do vậy việc viết lên tờkhai phải chính xác và cẩn thận.

Trình tự thực hiện hiện thủ tục hải quan đối với khí dầu mỏ hóa lỏng nhập khẩu tại Tổng Công ty Gas Petrolimex – CTCP

Bước 1: Phòng Xuất Nhập khẩu tổng hợp nhận chứng từ từ người xuất khẩu và tiến hành kiểm tra các chứng từ

Sau khi bộ phần xuất nhập khẩu nhận bộ chứng từ từ người xuất khẩu sau đó tiến hành kiểm tra bộ chứng từ đối chiếu các thông tin trên chứng từ.

Một bộ chứng từ bắt buộc gồm:

 Tờ khai hải quan xuất khẩu

 Hợp đồng mua khí và LPG, nguyên liệu hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng mua khí và LPG, nguyên liệu

 Hóa đơn thương mại

 Văn bản nêu rõ nguồn gốc khí và LPG, nguyên liệu xuất khẩu (nguồn do thương nhân nhập khẩu hoặc lấy từ nguồn sản xuất, pha chế khí và LPG

 Giấy đăng ký giám định khối lượng

 Chứng thư giám định chất lượng hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm của thương nhân kinh doanh khí và LPG, nguyên liệu (thương nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung Phiếu kết quả thử nghiệm)

 Hợp đồng bán khí và LPG, nguyên liệu (nếu có) (Hợp đồng khung; Hợp đồng nguyên tắc và Phụ lục hợp đồng)

 Giấy xác nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG, nguyên liệu do Bộ Công Thương cấp

Bước 2: Nhân viên phòng Xuất Nhập khẩu tổng hợp chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan đối với khí và LPG nhập, tạm nhập.

Bộ hồ sơ bao gồm:

Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp;

Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác có giá trị khác tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp;

Giấy đăng ký giám định chất lượng; Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với xăng dầu, hóa chất, khí thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng: 01 bản chụp;

Hợp đồng mua hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chụp; 44

Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu: 01 bản chụp;

Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí hoặc văn bản có giá trị tương đương: 01 bản chụp;

Bản hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp.

Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu: 01 bản chính;

Bước 3: Nhân viên phòng Xuất Nhập khẩu sẽ tiến hành điền thông tin trên tờ khai sau đó thực hiện khai báo hải quan trên hệ thống VNACC/VCIS

Thủ tục hải quan được Tổng công ty thực hiện khai báo qua hệ thống VNACC/VCIS. Chuyên viên thuộc bộ phận xuất nhập khẩu sẽ đăng ký tờ khai bằng tài khoản của công ty, lấy kết quả phân luồng hàng hoá. Công ty cần thực hiện khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng, về khách hàng. Sau khi thực hiện khai báo đầy đủ thông tin hải quan lên tờ khai điện tử, nhân viên khai báo kiểm tra chính xác các thông tin, thực hiện khai báo chính thức và lấy kết quả tờ khai.

Công ty sử dụng phần mềm khai báo hải quan là phần mềm ECUS 5. Đểcó thểthực hiện khai hải quan điện tử qua các bước như sau:

Tạo thông tin nhập khẩu Đăng ký tờkhai nhập khẩu

Hình 2.2: Đăng ký tờ khai nhập khẩu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.3: Quản lý tờ khai nhập khẩu Khai báo thông tin trên tờkhai điện tử

1. Khai thông tin nhập khẩu (IDA):

- Công ty khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), công ty gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai - IDC.

- Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống VNACCS.

2. Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC):

- Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, thực hiện kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.

- Trường hợp sau khi kiểm tra, phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.

Bước 4: Phân luồng tờ khai: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ:

Đối với các tờ khai luồng xanh:

Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”.

Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:

- Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra ”chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.

- Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan....): Hệ thống xuất ra “Chứng từ ghi số thuế phải thu”. Khi công ty đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế, phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.

Tổng Công ty làm thủ tục thông quan hàng hóa và đưa hàng về kho của Tổng Công ty đưa vào sử dụng kinh doanh.

Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ: Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng, đỏ online từ VNACCS sang VCIS.

Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá;

Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá;

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).

Bước 5: Nộp thuế và thông quan hàng hóa

Sau khi có kết quả phân luồng sẽ tiến hành thông quan hàng hóa. Thực hiện nộp đủ số thuế theo quy định để tiến hành thông quan hàng hóa. Việc thông quan hàng hóa sẽ tiến hành tùy thuộc vào kết quả phân luồng khi mở tờ khai.

Đối với luồng xanh: Nếu có hiển thị là luồng xanh thì nhân viên sẽ mang tờ khai để tiến hành thông quan hàng hóa.

Đối với luồng vàng: Nhân viên phòng xuất nhập khẩu sẽ cầm nguyên bộ hồ sơ (Tờ khai và các chứng từ đã nêu ở trên) xuống gặp hải quan đăng ký để làm thủ tục. Hải quan đăng ký có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ không hợp lệ sẽ trả lại và yêu cầu bổ sung thêm chứng từ hoặc tờ khai truyền sai

sẽ được yêu cầu truyền bổ sung, sau khi bổ sung chứng từ đầy đủ thì tiếp tục làm việc với hải quan đăng ký để thông quan hàng. Nếu không còn gì nghi vấn hải quan đăng ký sẽ tiến hành nhập thông tin lên hệ thống và tiến hành thông quan hàng hóa. Còn nếu vẫn còn nghi vấn hải quan đăng ký sẽ yêu cầu chuyển luồng đỏ, đưa hồ sơ lên lãnh đạo vào chuyển hồ sơ sang bộ phận kiểm hóa.

Đối với luồng đỏ: Khi tờ khai là luồng đỏ, hoặc là bị chuyển kiểm như đã nêu

ở trên, thì nhân viên sẽ tiến hàng kiểm tra trên hệ thống điện tự của hải quan để biết được thông tin chuyển kiểm của tờ khai (tên cán bộ kiểm hóa, số điện thoại, các thông tin khác…). Nhân viên sẽ sắp xếp với cán bộ kiểm hóa để tiến hành kiểm hóa. Sau khi kiểm hóa xong nếu hàng đúng như đã khai báo và không có gì nghi vấn thì cán bộ kiểm hóa sẽ nhập tờ khai lên hệ thống và tiến hành thông quan hàng. Nếu kiểm tra thấy hàng không đúng như đã khai thì cán bộ hải quan sẽ trình lên lãnh đạo để xin ý kiến giải quyết, đối với trường hợp này thì sẽ xử lý theo từng lô hàng cụ thể và cách xử lý cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu Thủ tục hải quan đối với khí dầu mỏ hóa lỏng nhập khẩu tại tổng công ty gas petrolimex – CTCP (Trang 58 - 63)