Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Thủ tục hải quan đối với khí dầu mỏ hóa lỏng nhập khẩu tại tổng công ty gas petrolimex – CTCP (Trang 52 - 58)

Đối với gas rời

Tổng Công ty đã chủ động xây dựng chính sách giá bán linh hoạt cũng như tăng cường công tác dịch vụ kỹ thuật, nâng cao chất lượng khâu giao nhận vận tải, do đó đã giữ vững được các khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, với việc đẩy mạnh công tác tiếp thị tại các khu công nghiệp tập trung, Tổng Công ty đã tìm kiếm và phát triển thêm được một số khách hàng mới góp phần bù đắp sản lượng thiếu hụt do các khách hàng cắt giảm sản xuất. Ngoài ra, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, sẽ không tránh khỏi tình trạng khó khăn về tình hình tài chính của khách hàng, thậm chí có đơn vị phải dừng sản xuất hoặc phá sản, do đó Tổng Công ty đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn tài chính trong triển khai chính sách kinh

doanh, không để phát sinh công nợ khó đòi.

Đối với gas bình

Xuất phát từ thực tế diễn biến thị trường, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, trong năm 2020 Tổng công ty đã cố gắng tập trung tối đa nguồn lực bán hàng để gia tăng sản lượng với các giải nhóm giải pháp sau:

Tổng công ty đã đánh giá tác động của tình hình cạnh tranh và ảnh hưởng của dịch bệnh cùng nghị định 100/2019. Đối với bình 12kg, Tổng Công ty nhận định gas bình 12kg sẽ chỉ bị ảnh hưởng ở mức độ nhất định do đây là mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, vì vậy Tổng Công ty vẫn đẩy mạnh bán hàng kênh bán lẻ trực tiếp, trong đó tập trung các chính sách đến nhóm khách dân dụng mua lẻ. Năm 2020, Tổng Công ty đã áp dụng hình thức bán hàng qua tổng đài điện thoại đối với mạng lưới cửa hàng bán lẻ trên cơ sở hỗ trợ của phần mềm tại PGC Cần Thơ. Cách thức tổ chức bán hàng với phương châm: tập trung về quản lý điều hành và quản lý khách hàng, nâng cao hiệu quả lao động thống kê nhưng lại phân tán về điểm bán để đáp ứng được yêu cầu về dịch vụ khách hàng. Các điểm bán sẽ được phát triển, mở rộng linh hoạt với chi phí thuê mặt bằng tối thiểu và tiết kiệm tối đa về lao động. Tại khối Văn phòng, Tổng Công ty áp dụng hình thức bán hàng này tại chi nhánh gas Sơn La để khai thác các khu vực thị trường còn trống gas Petrolimex. Phương thức bán hàng đã khẳng định được sự phù hợp trong bối cảnh chi phí thuê mặt bằng ngày càng khó khăn, đắt đỏ, đảm bảo mở rộng được điểm bán với chi phí vận hành thấp, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng;

Đối với kênh bán qua các đơn vị xăng dầu, Tổng công ty cũng phân luồng các chương trình hỗ trợ phát triển bán lẻ trực tiếp đến các điểm bán là cửa hàng xăng dầu và cửa hàng chuyên doanh. Các chính sách như hỗ trợ xe máy, chiết khấu sản lượng, hỗ trợ biển hiệu cửa hàng, truyền thông quảng bá hình ảnh, hỗ trợ chi phí lao động bán hàng trực tiếp vẫn được Tổng công ty duy trì đối với các đơn vị xăng dầu như nhiều năm qua;

Đối với mặt hàng gas bình 48kg, đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng tới 48,5% sản lượng gas bình và chịu tác động nặng nề bởi nghị định 100/2019-NĐ/CP và dịch Covid-19. Tuy vậy, Tổng Công ty cũng đã đưa ra các giải pháp để hạn chế các tác động bất lợi của các yếu tố khách quan trên đây. Đối với khối khách hàng là nhà hàng, khách sạn, sản lượng bị suy giảm thì chú trọng công tác công nợ, đảm bảo duy trì giữ chân khách hàng. Đối với các nhóm khách sản xuất, Tổng Công ty tiếp tục đẩy mạnh tiếp thị, triển khai các chính sách bán hàng. Đặc biệt đối với khối khách hàng là các đơn vị hành chính sự nghiệp, quân đội, trường học, Tổng Công ty

vẫn thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển mới do đặc thù ổn định và an toàn tài chính của khối khách hàng này. Cơ chế hỗ trợ đối với khách hàng dùng bình 48kg được áp dụng cả trong kênh bán trực tiếp và kênh bán qua các đơn vị xăng dầu;

Đối với kênh đại lý ngoài ngành, Tổng Công ty từng bước mở rộng mạng lưới và thúc đẩy phát triển kênh bán ngoài ngành. Ngoài việc triển khai các chính sách bán hàng đến Tổng đại lý, các đại lý trực tiếp mua hàng, Tổng công ty còn triển khai các chính sách mạnh hơn đến các đại lý bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng nhằm kiểm soát chắc hơn mạng lưới phân phối;

Đẩy mạnh các hoạt động PR, quảng cáo, thực hiện đa dạng hình thức quảng bá thương hiệu, chất lượng sản phẩm và dịch vụ vượt trội của Gas Petrolimex; tiếp tục chú trọng công tác chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái.

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty giai đoạn 2018 – 2020. Chỉ tiêu 1: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2: Các giảm trừ thu 3: Doanh thuần về hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02) 4: Giá vốn bán cung cấp 5: Lợi nhuận gộp

(20 = 10 - 11) Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản doanh nghiệp 6: Lợi thuần từ động kinh (30=20+21–22 –25–26) Thu nhập khác Chi phí khác 6: Kết quả hoạt động (40 = 31 - 32) 7: Lợi nhuận toán trước (50 = 30 + 40) 8: Chi phí TNDN hiện hành 9: (Lợi phí thuế hoãn lại

10: Lợi nhuận sau thuế TNDN

Nguồn: BCTC các năm của Tổng Công ty

Một phần của tài liệu Thủ tục hải quan đối với khí dầu mỏ hóa lỏng nhập khẩu tại tổng công ty gas petrolimex – CTCP (Trang 52 - 58)