Bước 5: Thông quan, giải phóng hàng hóa.
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật Hải quan quy định: “1. Giải phóng hàng hóa là
việc cơ quan hải quan cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa đủ điều kiện để được xuất khẩu, nhập khẩu nhưng chưa xác định được số thuế chính thức phải nộp.
b) Người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan.”
Tại khoản 1 Điều 33 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trường hợp giải phóng hàng hóa chờ xác định trị giá hải quan trong đó có quy định về trách nhiệm của người khai hải quan.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan chấp thuận cho giải phóng lô hàng (cho phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong thời gian chờ tham vấn giá) thì Công ty được phép sử dụng hàng hóa và cam kết thực hiện khai bổ sung thuế và các quyết định của cơ quan Hải quan.
Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Công ty có thể tìm nội dung văn bản đã nêu ở mục VĂN BẢN PHÁP LUẬT trên Cổng thông tin điện tử Hải quan theo địa chỉ http://www.customs.gov.vn. Bộ phận tư vấn của Ban biên tập thông báo để Công ty biết.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng thủ tục hải quan đối với khí dầu mỏ hóa lỏngnhập khẩu nhập khẩu
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng thủ tục hải quan đối với khí dầu mỏ hóa lỏngnhập khẩu nhập khẩu thủ tục hải quan. Doanh nghiệp thường có bộ phận chuyên trách về hoạt động xuất nhập khẩu hoặc sẽ thuê đại lý hải quan để thực hiện các thủ tục hải quan nhanh chóng, chính xác hơn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác. Bộ phận chuyên trách hoặc đại lý hải quan luôn cập nhật và nắm vững các quy định, thay đổi về thủ tục hải quan về nhập khẩu LPG. Các cán bộ của bộ phận chuyên trách hoặc cán bộ hải quan có nhiều kinh nghiệm công việc, kiến thức kinh doanh về hoạt động nhập khẩu LPG giúp xử lý các thủ tục hải quan nhanh chóng và chính xác và ngược lại.