Cơ cấu tổchức, chức năng nhiệm vụ của Tổng Công ty Gas Petrolimex –

Một phần của tài liệu Thủ tục hải quan đối với khí dầu mỏ hóa lỏng nhập khẩu tại tổng công ty gas petrolimex – CTCP (Trang 51)

Petrolimex – CTCP

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Bộ máy Tổng Công ty Gas Petrolimes - CTCP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Ban tổng hợp

Các công ty TNHH Gas Petrolimex Công Ty TNHH Gas Petrolimex Hà Nội, Công Ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phòng, Công Ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng, Công Ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn, Công Ty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ. Nhà máy chiết nạp Gas 1: Bắc Giang 2: Đình Vũ 3: Đà Nẵng 4: Nhà Bè 5: Trà Nóc Các Công ty Góp vốn 1: Công ty TNHH Cơ khí Gas 2: Công ty Cổ phần Taxi Gas Sài Gòn 3: Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại PLG

Phòng Kế toán – Tổng hợp Phòng Kĩ thuật Tổ Bảo vệ Phân xưởng chiết nạp PX. Sửa chữa và kiểm định vỏ bình Gas Tổ vận hành công nghệ 38

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ công ty của Tổng Công ty Gas Petrolimex – CTCP CTCP

Xuất nhập khẩu và kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và các loại khí hóa lỏng khác; nạp khí dầu mỏ hỏa lỏng vào chai, xe bồn; Bán khí dầu mỏ hóa lỏng cho ô tô; Bán khí dầu mỏ hóa lỏng bằng đường ống; Kiểm định, bảo dưỡng các loại vỏ bình gas; Kinh doanh địa ốc và bất động sản (không bao gồm các hoạt động tư vấn về giá đất); Dịch vụ thương mại; Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các dịch vụ thương mại và dịch vụ có liên quan đến phục vụ kinh doanh gas theo quy định của pháp luật; Kinh doanh kho bãi, vận tải, vật tư, thiết bị phụ kiện.

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh chính

Xuất nhập khẩu và kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và các loại khí hóa lỏng khác;

Nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai, xe bồn; Bán khí dầu mỏ hóa lỏng cho ôtô;

Bán khí dầu mỏ hóa lỏng bằng đường ống; Kiểm định, bảo dưỡng các loại vỏ bình gas; Kinh doanh địa ốc và bất động sản

Dịch vụ thương mại;

Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng sửa chữa, lắp đặt và các dịch vụ thương mại và dịch vụ có liên quan đến phục vụ kinh doanh gas;

Kinh doanh kho bãi, vận tải, vật tư thiết bị, phụ kiện.

2.2. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

Đối với gas rời

Tổng Công ty đã chủ động xây dựng chính sách giá bán linh hoạt cũng như tăng cường công tác dịch vụ kỹ thuật, nâng cao chất lượng khâu giao nhận vận tải, do đó đã giữ vững được các khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, với việc đẩy mạnh công tác tiếp thị tại các khu công nghiệp tập trung, Tổng Công ty đã tìm kiếm và phát triển thêm được một số khách hàng mới góp phần bù đắp sản lượng thiếu hụt do các khách hàng cắt giảm sản xuất. Ngoài ra, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, sẽ không tránh khỏi tình trạng khó khăn về tình hình tài chính của khách hàng, thậm chí có đơn vị phải dừng sản xuất hoặc phá sản, do đó Tổng Công ty đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn tài chính trong triển khai chính sách kinh

doanh, không để phát sinh công nợ khó đòi.

Đối với gas bình

Xuất phát từ thực tế diễn biến thị trường, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, trong năm 2020 Tổng công ty đã cố gắng tập trung tối đa nguồn lực bán hàng để gia tăng sản lượng với các giải nhóm giải pháp sau:

Tổng công ty đã đánh giá tác động của tình hình cạnh tranh và ảnh hưởng của dịch bệnh cùng nghị định 100/2019. Đối với bình 12kg, Tổng Công ty nhận định gas bình 12kg sẽ chỉ bị ảnh hưởng ở mức độ nhất định do đây là mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, vì vậy Tổng Công ty vẫn đẩy mạnh bán hàng kênh bán lẻ trực tiếp, trong đó tập trung các chính sách đến nhóm khách dân dụng mua lẻ. Năm 2020, Tổng Công ty đã áp dụng hình thức bán hàng qua tổng đài điện thoại đối với mạng lưới cửa hàng bán lẻ trên cơ sở hỗ trợ của phần mềm tại PGC Cần Thơ. Cách thức tổ chức bán hàng với phương châm: tập trung về quản lý điều hành và quản lý khách hàng, nâng cao hiệu quả lao động thống kê nhưng lại phân tán về điểm bán để đáp ứng được yêu cầu về dịch vụ khách hàng. Các điểm bán sẽ được phát triển, mở rộng linh hoạt với chi phí thuê mặt bằng tối thiểu và tiết kiệm tối đa về lao động. Tại khối Văn phòng, Tổng Công ty áp dụng hình thức bán hàng này tại chi nhánh gas Sơn La để khai thác các khu vực thị trường còn trống gas Petrolimex. Phương thức bán hàng đã khẳng định được sự phù hợp trong bối cảnh chi phí thuê mặt bằng ngày càng khó khăn, đắt đỏ, đảm bảo mở rộng được điểm bán với chi phí vận hành thấp, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng;

Đối với kênh bán qua các đơn vị xăng dầu, Tổng công ty cũng phân luồng các chương trình hỗ trợ phát triển bán lẻ trực tiếp đến các điểm bán là cửa hàng xăng dầu và cửa hàng chuyên doanh. Các chính sách như hỗ trợ xe máy, chiết khấu sản lượng, hỗ trợ biển hiệu cửa hàng, truyền thông quảng bá hình ảnh, hỗ trợ chi phí lao động bán hàng trực tiếp vẫn được Tổng công ty duy trì đối với các đơn vị xăng dầu như nhiều năm qua;

Đối với mặt hàng gas bình 48kg, đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng tới 48,5% sản lượng gas bình và chịu tác động nặng nề bởi nghị định 100/2019-NĐ/CP và dịch Covid-19. Tuy vậy, Tổng Công ty cũng đã đưa ra các giải pháp để hạn chế các tác động bất lợi của các yếu tố khách quan trên đây. Đối với khối khách hàng là nhà hàng, khách sạn, sản lượng bị suy giảm thì chú trọng công tác công nợ, đảm bảo duy trì giữ chân khách hàng. Đối với các nhóm khách sản xuất, Tổng Công ty tiếp tục đẩy mạnh tiếp thị, triển khai các chính sách bán hàng. Đặc biệt đối với khối khách hàng là các đơn vị hành chính sự nghiệp, quân đội, trường học, Tổng Công ty

vẫn thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển mới do đặc thù ổn định và an toàn tài chính của khối khách hàng này. Cơ chế hỗ trợ đối với khách hàng dùng bình 48kg được áp dụng cả trong kênh bán trực tiếp và kênh bán qua các đơn vị xăng dầu;

Đối với kênh đại lý ngoài ngành, Tổng Công ty từng bước mở rộng mạng lưới và thúc đẩy phát triển kênh bán ngoài ngành. Ngoài việc triển khai các chính sách bán hàng đến Tổng đại lý, các đại lý trực tiếp mua hàng, Tổng công ty còn triển khai các chính sách mạnh hơn đến các đại lý bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng nhằm kiểm soát chắc hơn mạng lưới phân phối;

Đẩy mạnh các hoạt động PR, quảng cáo, thực hiện đa dạng hình thức quảng bá thương hiệu, chất lượng sản phẩm và dịch vụ vượt trội của Gas Petrolimex; tiếp tục chú trọng công tác chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái.

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty giai đoạn 2018 – 2020. Chỉ tiêu 1: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2: Các giảm trừ thu 3: Doanh thuần về hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02) 4: Giá vốn bán cung cấp 5: Lợi nhuận gộp

(20 = 10 - 11) Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản doanh nghiệp 6: Lợi thuần từ động kinh (30=20+21–22 –25–26) Thu nhập khác Chi phí khác 6: Kết quả hoạt động (40 = 31 - 32) 7: Lợi nhuận toán trước (50 = 30 + 40) 8: Chi phí TNDN hiện hành 9: (Lợi phí thuế hoãn lại

10: Lợi nhuận sau thuế TNDN

Nguồn: BCTC các năm của Tổng Công ty

2.2.2 Tình hình tài chính

Bảng 2.2: Doanh thu và lợi nhuận của Tổng Công ty Gas Petrolimex - CTCP

Chỉ tiêu Tổng doanh thu Lợi nhuận gộp Lợi nhuận thuần từ HĐKD

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Nguồn: BCKQHĐ các năm của Tổng Công ty Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Gas Petrolimex – CTCP năm 2020 cósự sụt giảm tương đối lớn.

Nhìn vào bảng số liệu ta cóthểthấy các chỉ tiêu đều giảm do tác động của nền kinh tế thị trường cũng như tình hình đại dịch bùng phát.

Cụ thể tổng doanh thu năm 2018 là 2.643.823.291.354 đồng đến năm 2019 là 2.457.419.900.729 đồng giảm 186.403.390.625 đồng ứng với 7,05%, đến năm 2020 tổng doanh thu đạt 2.151.155.047.548 đồng giảm 306.264.853.181 đồng ứng với 12,46%.

Từ tổng doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận giảm. Cụ thể là lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2020 là 111.057.906.335 đồng giảm 39.773.093.624 đồng so với năm 2018 ứng với 26,37%.

2.3. Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan đối với khí dầu mỏ hóa lỏngnhập khẩu tại Tổng Công Ty Gas Petrolimex – CTCP nhập khẩu tại Tổng Công Ty Gas Petrolimex – CTCP

2.3.1. Quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với khí dầu mỏ hóa lỏngnhập khẩu tại Tổng Công Ty Gas Petrolimex – CTCP nhập khẩu tại Tổng Công Ty Gas Petrolimex – CTCP

Thủ tuc ̣ hải quan là một thông lệ Quốc tế, là điều kiện bắt buộc đối với moị doanh nghiệp xuất khẩu nhập khẩu vì nó thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan, bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi chủ quyền an ninh Quốc gia.

Ngoài ra nólà cơ sở pháp lý đểxác định hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Do vậy việc viết lên tờkhai phải chính xác và cẩn thận.

Trình tự thực hiện hiện thủ tục hải quan đối với khí dầu mỏ hóa lỏng nhập khẩu tại Tổng Công ty Gas Petrolimex – CTCP

Bước 1: Phòng Xuất Nhập khẩu tổng hợp nhận chứng từ từ người xuất khẩu và tiến hành kiểm tra các chứng từ

Sau khi bộ phần xuất nhập khẩu nhận bộ chứng từ từ người xuất khẩu sau đó tiến hành kiểm tra bộ chứng từ đối chiếu các thông tin trên chứng từ.

Một bộ chứng từ bắt buộc gồm:

 Tờ khai hải quan xuất khẩu

 Hợp đồng mua khí và LPG, nguyên liệu hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng mua khí và LPG, nguyên liệu

 Hóa đơn thương mại

 Văn bản nêu rõ nguồn gốc khí và LPG, nguyên liệu xuất khẩu (nguồn do thương nhân nhập khẩu hoặc lấy từ nguồn sản xuất, pha chế khí và LPG

 Giấy đăng ký giám định khối lượng

 Chứng thư giám định chất lượng hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm của thương nhân kinh doanh khí và LPG, nguyên liệu (thương nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung Phiếu kết quả thử nghiệm)

 Hợp đồng bán khí và LPG, nguyên liệu (nếu có) (Hợp đồng khung; Hợp đồng nguyên tắc và Phụ lục hợp đồng)

 Giấy xác nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG, nguyên liệu do Bộ Công Thương cấp

Bước 2: Nhân viên phòng Xuất Nhập khẩu tổng hợp chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan đối với khí và LPG nhập, tạm nhập.

Bộ hồ sơ bao gồm:

Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp;

Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác có giá trị khác tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp;

Giấy đăng ký giám định chất lượng; Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với xăng dầu, hóa chất, khí thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng: 01 bản chụp;

Hợp đồng mua hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chụp; 44

Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu: 01 bản chụp;

Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí hoặc văn bản có giá trị tương đương: 01 bản chụp;

Bản hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp.

Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu: 01 bản chính;

Bước 3: Nhân viên phòng Xuất Nhập khẩu sẽ tiến hành điền thông tin trên tờ khai sau đó thực hiện khai báo hải quan trên hệ thống VNACC/VCIS

Thủ tục hải quan được Tổng công ty thực hiện khai báo qua hệ thống VNACC/VCIS. Chuyên viên thuộc bộ phận xuất nhập khẩu sẽ đăng ký tờ khai bằng tài khoản của công ty, lấy kết quả phân luồng hàng hoá. Công ty cần thực hiện khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng, về khách hàng. Sau khi thực hiện khai báo đầy đủ thông tin hải quan lên tờ khai điện tử, nhân viên khai báo kiểm tra chính xác các thông tin, thực hiện khai báo chính thức và lấy kết quả tờ khai.

Công ty sử dụng phần mềm khai báo hải quan là phần mềm ECUS 5. Đểcó thểthực hiện khai hải quan điện tử qua các bước như sau:

Tạo thông tin nhập khẩu Đăng ký tờkhai nhập khẩu

Hình 2.2: Đăng ký tờ khai nhập khẩu

Hình 2.3: Quản lý tờ khai nhập khẩu Khai báo thông tin trên tờkhai điện tử

1. Khai thông tin nhập khẩu (IDA):

- Công ty khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), công ty gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai - IDC.

- Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống VNACCS.

2. Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC):

- Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, thực hiện kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.

- Trường hợp sau khi kiểm tra, phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.

Bước 4: Phân luồng tờ khai: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ:

Đối với các tờ khai luồng xanh:

Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”.

Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:

- Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra ”chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.

- Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan....): Hệ thống xuất ra “Chứng từ ghi số thuế phải thu”. Khi công ty đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế, phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.

Tổng Công ty làm thủ tục thông quan hàng hóa và đưa hàng về kho của Tổng Công ty đưa vào sử dụng kinh doanh.

Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ: Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng, đỏ online từ VNACCS sang VCIS.

Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá;

Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều

Một phần của tài liệu Thủ tục hải quan đối với khí dầu mỏ hóa lỏng nhập khẩu tại tổng công ty gas petrolimex – CTCP (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w