6. Kết cấu của khóa luận
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu
Các nhân tố chủ quan
Nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính
Đây là nhân tố của sự tác động trực tiếp từ các cấp lãnh đạo xuống cán bộ công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hoạt động. Để quản lý tập trung thống nhất phải sử dụng phương pháp hành chính. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy doanh nghiệp cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là một trong những nhân tố quyết định tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, cách điều hành thông minh, sáng suốt sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngược lại nếu cơ cấu tổ chức chểnh mảng, không phù hợp sẽ dẫn đến hiệu quả kém đi trong hoạt động của toàn doanh nghiệp.
Nhân tố con người
Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh tới yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động ảnh hưởng của nhân tố này hiện qua hai chỉ tiêu chủ yếu nhất. Đó là tinh thần làm việc và năng lực công tác. Tinh thần làm việc được biểu hiện bởi bầu không khí trong doanh nghiệp, tình đoàn kết và ý chí phấn đấu cho mục tiêu chung. Năng lực của nhân viên lại biểu hiện qua kỹ năng điều hành, công tác nghiệp vụ cụ thể và qua kết quả của hoạt động. Để nâng cao vai trò của nhân tố con người, các doanh nghiệp một mặt phải chú trọng đào tạo cán bộ, công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của họ, mặc khác, phải chú ý đến cả lợi ích vật chất lẫn tinh thần của từng cá nhân.
Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoại thương phụ thuộc rất lớn vào hệ thống mạng lưới kinh doanh của nó. Một mạng lưới kinh doanh rộng lớn, với các điểm kinh doanh được bố trí hợp lý là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh như tạo nguồn hàng, vận chuyển, làm đại lý xuất nhập khẩu..., một cách thuận tiện hơn và do đó góp phần nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu mạng lưới kinh doanh là quá thiếu, hoặc bố trí ở các điểm không hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh làm triệt tiêu tính năng động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Đây cũng là nhân tố quan trọng vì lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi một lượng tiền mặt và ngoại tệ lớn để thanh toán cho các đối tác trong nước và nước ngoài, nếu thiếu vốn thì quá trình nhập khẩu sẽ không thực hiện được, và gây nên mất thị trường, mất khách hàng và cơ hội kinh doanh. Ngược lại, quá trình nhập khẩu với sự giúp đỡ của nguồn vốn đầy đủ, sẽ có hiệu quả hơn, từ đó đem lại tích luỹ cho doanh nghiệp, bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh. Chúng có quan hệ qua lại, mật thiết với nhau, giúp doanh nghiệp có cơ hội không ngừng phát triển.
Các nhân tố khách quan
Mỗi một chủ thể hoạt động trong xã hội đều chịu sự chi phối nhất định của môi trường bao quanh nó. Những nhân tố môi trường quyết định xu hướng và trạng thái hành động của chủ thể. Cụ thể trong lĩnh vực nhập khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu sự chi phối của cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các nhân tố này thường xuyên biến đổi và chính vì thế làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu ngày càng trở nên phức tạp hơn. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu yêu cầu các doanh nghiệp phải nắm bắt và phân tích được ảnh hưởng của từng nhân tố tác đến hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ cụ thể.
Nhân tố kinh tế- xã hội trong nước
Nhân tố này ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu qua trạng thái của nền kinh tế trong nước và các chính sách của nhà nước. Một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào là một trong những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước xúc tiến hoạt động thương mại có mặt hàng sử dụng sức lao động. Về mặt ngắn hạn, nguồn nhân lực được xem như là không biến đổi, vì vậy chúng có ít tác động tới sự biến động của hoạt động nhập khẩu.
Khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt trong các hoạt động thương mại. Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông,các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, điện tín... giảm bớt những chi phí đi lại, xúc tiến hoạt động nhập khẩu. Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin về diễn biến thị trường một cách chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, nhờ có hoạt động xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với các thành tựu công nghệ tiên tiến trên thế giới, thay thế, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp sản xuất. Khoa học công nghệ còn tác động tới các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, các kỹ nghệ nghiệp vụ trong ngân hàng... Đó cũng chính là các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ sở hạ tầng tốt là một yếu tố không thể thiếu nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Cơ sở hạ tầng bao gồm: đường xá, bến bãi, hệ thống vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống ngân hàng... có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu các hoạt động này là hiện đại sẽ thúc đẩy hiệu quả xuất nhập khẩu, ngược lại nó sẽ kìm hãm tiến trình xuất nhập khẩu.
Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước thiết lập môi trường pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh. Chúng ta có thể xem xét tác động của các chính sách đó dưới các khía cạnh sau:
Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ
Đây là quan hệ so sánh tỷ lệ giữa giá trị của hai đồng tiền của hai nước với nhau. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Trong quan hệ buôn bán ngoại thương, tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng, tác động lớn tới hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm sẽ làm thay đổi giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu, ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Còn tỷ suất ngại tệ hàng nhập khẩu là số lượng bản tệ hàng nhập khẩu với tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp sẽ các định được mức lỗ lãi bao nhiêu khi tiến hành nhập khẩu hàng hoá đó.
Các quan hệ kinh tế quốc tế
Hiện nay trên thế giới ngày càng xuất hiện nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế FTA thế hệ mới. Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế này đều đem lại nhiêu lợi ích thiết thực cho quốc gia. Các nhà sản xuất kinh doanh mở được thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. Khi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài sẽ gặp phải hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước nhập khẩu, các hàng rào này nới lỏng hay thiết chặt đều phụ thuộc vào quan hệ song phương giữa hai nước nhập khẩu và xuất khẩu. Chính điều này đã thúc đẩy các quốc gia tích cực trong quan hệ ngoại giao với nước khác, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế nhằm tạo được những mối quan hệ bền vững, tác động tích cực cho quá trình thương mại của quốc gia mình.
Khả năng cạnh tranh
Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế xuất nhập khẩu và hạn ngạch. Thuế xuất khẩu có xu thế làm giảm xuất khẩu và do đó làm giảm nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Tuy nhiên, đối với nước ta hiện nay, thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu nên hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt các mặt hàng nông sản, không phải chịu thuế xuất khẩu. Thuế nhập
khẩu có xu thế làm giảm nhập khẩu và do đó làm tăng nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Hiện nay ở nước ta, rất nhiều mặt hàng phải chịu thuế nhập khẩu để hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ các ngành sản xuất các mặt hàng đồng nhất ở trong nước.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất nhập khẩu. Nó góp phần ảnh hưởng đến loại hàng, quy mô hàng xuất nhập khẩu của quốc gia.
Vị trí địa lý
Có vai trò như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế cũng như xuất nhập khẩu của một quốc gia. Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện cho phép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế, hoặc thúc đẩy xuất nhập khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng...
Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới
Trong xu thế toàn cầu hoá thì phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng, vì vậy mà mỗi sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh tế trong nước. Lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất nhập khẩu, tình hình lạm phát, thất nghiệp hay tăng trưởng và suy thoái kinh tế... của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở nước ta. Từ những ảnh hưởng đến hiệu quả xuất nhập khẩu dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.
Hệ thống tài chính ngân hàng
Hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò quan trọng trong quản lý, cung cấp vốn và thanh toán nên nó can thiệp tới tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế dù doanh nghiệp đó quy mô lớn hay nhỏ và ở bất kỳ thành phần kinh tế nào. Hệ thống ngân hàng cung cấp vốn, giúp các doanh nghiệp trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế và các cảnh báo cho doanh nghiệp khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Các mối quan hệ, uy tín, nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng của các ngân hàng rất thuận lợi cho các danh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu đảm bảo được lợi ích của mình. Ngược lại, khi hoạt động nhập khẩu phát triển thì nó cũng góp phần làm tăng doanh thu cho các ngân hàng, tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng có thực tiễn kiểm chứng chất lượng hoạt động từ đó có thể đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
Chương 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU GỖ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN THÀNH