Khái niệm về hiệu quả nhập khẩu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả nhập khẩu gỗ của công ty TNHH thương mại tuấn thành (Trang 25 - 28)

6. Kết cấu của khóa luận

1.3.1. Khái niệm về hiệu quả nhập khẩu

Hiệu quả nhập khẩu hay còn gọi là hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là vấn đề đặt ra cho mọi doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế thị trường hiện nay của nước ta, mục tiêu lâu dài bao trùm của các doanh nghiệp là hoạt động nhập khẩu cần có sự hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận. Hiệu quả nhập khẩu cần phải gắn liền với hoạt động nhập khẩu, có thể xem xét trên nhiều góc độ. Để hiểu được khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cần xét đến hiệu quả kinh tế của một hiện tượng.

“ Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”

Nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó.

Như vậy, ta có thể hiểu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa những kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trong góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trường.

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu

Nội dung phân tích hiệu quả nhập khẩu là đánh giá quá trình hướng đến hiệu quả của hoạt động nhập khẩu, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Nó không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế, mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu kinh tế.

Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu như: tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu, thời gian hoàn vốn, tỷ suất doanh lợi,… Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian cũng như khả năng tiếp cận số liệu, bài viết xin được tập trung tìm hiểu và phân tích các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS_Return on sales) đo lường lãi ròng trên mỗi đô la doanh thu; được tính bằng cách chia lãi ròng cho doanh thu.

Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) =

Doanh thu thuần

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có

xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA_Return on asset) là tỷ lệ lãi ròng trên tổng tài sản. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán.

Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) =

Tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho ta biết hiệu quả kinh doanh của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư (ROA). Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn lợi nhuận trước thuế và lãi hay lợi nhuận sau thuế để so sánh với tổng tài sản. Về mặt ý nghĩa, ROA dùng để đánh giá khả năng sinh lời trên một đồng vốn đầu tư, nghĩa là một đồng tài sản bỏ ra có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tốt mang lại nhiều lợi nhuận. Ngược lại tỷ số này thấp nghĩa là lợi nhuận mang lại thấp, hơn nữa nếu âm cho thấy công ty đang trong tình trạng thua lỗ.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) =

Vốn chủ sở hữu

Dưới góc độ của chủ doanh nghiệp hay cổ đông thì chỉ tiêu này là quan trọng nhất vì nó phản ánh khả năng sinh lời trên phần vốn mà chủ doanh nghiệp hoặc các cổ đông góp vào. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho

quản lý tài chính doanh nghiệp. Tỷ số này cao cho thấy việc quản lý vốn của doanh nghiệp tốt đem lại nhiều lợi nhuận, ngược lại tỷ số này thấp sẽ phản ánh tình hình hiệu quả sử dụng vốn kém và cần được khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả nhập khẩu gỗ của công ty TNHH thương mại tuấn thành (Trang 25 - 28)