Các kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả nhập khẩu gỗ của công ty TNHH thương mại tuấn thành (Trang 73 - 83)

6. Kết cấu của khóa luận

3.3.4. Các kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ Việt Nam đang thực hiện Nghị định 102 về Hệ thống Bảo đảm gỗ hợp pháp. Kiểm soát gỗ nhập khẩu từ các nguồn rủi ro là một trong những vấn đề trọng tâm của Nghị định. Do lượng gỗ rủi ro nhập khẩu lớn, loài nhập và nguồn nhập đa dạng. Tuy nhiên, cho đến nay các bằng chứng này vẫn chưa rõ ràng. Điều này gây khó khăn cho cơ quan quản lý và các doanh nghiệp nhập khẩu. Đảm bảo thực hiện Nghị định hiệu quả là thách thức hiện tại và trong tương lai. Rủi ro trong lẩn tránh xuất xứ đối với một số nhóm mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là rất hiện hữu. Rủi ro này hiện đang đem lại những tác động tiêu cực tới hình ảnh và uy tín của ngành trên trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu, dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các chuỗi cung phức tạp. Đây là những yếu tố tạo khó khăn rất lớn cho các cơ quan quản lý kiểm soát hiệu quả.

Do vậy, các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp cần hợp tác với các đối tác tiếp tục theo sát tình hình và cần đưa ra các biện pháp khả thi, hiệu quả hơn, nhằm phát hiện, loại trừ các hành vi gian lận thương mại, lẩn tránh xuất xứ ngay từ địa điểm sản xuất kinh doanh trong suốt chuỗi cung ứng của ngành gỗ.

Để đà tăng trưởng trở thành bền vững, Chính phủ Việt Nam cần phải giải quyết một số rủi ro đặc biệt trong khâu gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các nguồn rủi ro và gian lận thương mại. Các rủi ro này cần được kiểm soát chặt chẽ trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang thực hiện Nghị định Hệ thống Bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam và các cáo buộc của Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ về tính minh bạch và bền vững trong việc sử dụng nguyên liệu đầu vào và trong khâu kiểm soát thương mại của ngành gỗ Việt Nam.

Quy trình làm thủ tục

Tại Việt Nam, các thủ tục xin cấp phép nhập khẩu phải làm nhiều khâu và qua nhiều các cấp bộ. Điều này gây đến việc mất nhiều chi phí và thời gian. Do vậy, các bộ ngành cũng như các cơ quan có thẩm quyền cần phải suy xét lại quy trình, có thể áp dụng khoa học, công nghệ thông tin để gói gọn quy trình và cân nhắc làm thủ tục trực tuyến tiết kiệm thời gian.

KẾT LUẬN

Qua hơn 20 năm lao động và sáng tạo, Công ty TNHH Thương mại Tuấn Thành đã khẳng định được vị trí, uy tín và tầm vóc của mình trong hoạt động xuất nhập khẩu góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.

Những thành quả từ hoạt động nhập khẩu sản phẩm gỗ của Công ty thực sự là thành công của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty và một lần nữa cho ta thấy thế mạnh của sản phẩm gỗ Tuấn Thành ở thị trường trong nước cũng như ngoài nước.

Tuy nhiên cũng giống như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung ở Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại Tuấn Thành vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc cần khắc phục trong việc thực hiện quy trình cũng như nâng cao hiệu quả nhập khẩu.

Muốn khắc phục được những tồn tại, vướng mắc này, Công ty cần phải nghiên cứu, xem xét lại chặng đường đã qua, đánh giá những tồn tại, nguyên nhân và những thành tựu đã đạt được, kết hợp với việc đúc rút kinh nghiệm để rút ra giải pháp hữu hiệu nhất. Công ty cần chú trọng đến yếu tố " con người " vì đây chính là yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu gỗ. Với mong muốn đóng góp

ýkiến của mình nhằm hoàn thiện hơn quy trình nhập khẩu cũng như nâng cao hiệu quả nhập khẩu gỗ tại Công ty, em đã viết lên bài khóa luận này.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn giảng viên Th.S Phạm Huyền Trang và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đặc biệt là các cô chú, anh chị phòng xuất nhập khẩu đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình.

Hà Nội, tháng 06 năm 2021

Sinh viên

PHỤ LỤC

Phụ Lục 1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN THU GỌN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN THÀNH

GIAI ĐOẠN 2016-2020

TÀI SẢN

A. Tài sản ngắn hạn (

100=110+120+130+140+150)

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn (200=220+240+250+260) I. Tài sản cố định

III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

IV. Tài sản dài hạn khác

Tổng cộng tài sản (270=100+200) NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả ( 300=310+330) I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu ( 400=410+430) I. Vốn chủ sở hữu

II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Tổng cộng nguồn vốn (440=300+400)

Phụ Lục 2. HỢP ĐỒNG MUA BÁN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN THÀNH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Bộ Thương mại (1996), Quyết định Số 381-TM/XNK ngày 6/5/1996; Sửa đổi quy chế xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước

3. Chính phủ (2020), Nghị định 102/2020/NĐ-CP; Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

4. Quốc hội (2005), Nghị định Số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005; Luật Thương

Mại.

B. CÁC GIÁO TRÌNH

1. TS. Hà Thị Ngọc Oanh (08/2008). Kinh tế đối ngoại- Những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động- Xã hôi.

2. PGS.TS. Nguyễn Hồng Đàm (2005), giáo trình Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, NXB Lý luận chính trị.

3. PCS.TS. Tạ Văn Lợi (2019), giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.

C. CÁC TÀI LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN THÀNH

1. Báo cáo tài chính Phòng Kế toán Công ty TNHH thương mại Tuấn Thành năm

2016.

2. Báo cáo tài chính Phòng Kế toán Công ty TNHH thương mại Tuấn Thành năm

2017.

3. Báo cáo tài chính Phòng Kế toán Công ty TNHH thương mại Tuấn Thành năm

2018.

4. Báo cáo tài chính Phòng Kế toán Công ty TNHH thương mại Tuấn Thành năm

2020.

D. CÁC TRANG WEB

1. Nguyễn Cảnh Hiệp(2013), Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu,

https://voer.edu.vn/m/dac-diem-cua-hoat-dong-kinh-doanh-nhap-khau/a08111f3 2. Tuấn Dũng (2020), Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu gỗ,

https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=30184&Catego ry=Giới%20thiệu%20văn%20bản%20mới

3. Trọng Đại (2019), Nhà nhập khẩu gỗ của Trung Quốc khốn khổ vì chiến tranh thương mại, https://cafef.vn/nha-nhap-khau-go-cua-trung-quoc-khon-kho-vi-chien- tranh-thuong-mai-20190606210843417.chn

4. Trần Ngọc (2016), Gỗ ngoại đang “đổ bộ” vào thị trường Việt,

https://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/go-ngoai-dang-do-bo-vao-thi-truong-viet- 20160405073938298.chn

5. Vũ Thành (2021), Kiểm soát rủi ro trong xuất, nhập khẩu mặt hàng gỗ,

https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/kiem-soat-rui-ro-trong-xuat-nhap-khau-mat-hang-go- 631294/

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả nhập khẩu gỗ của công ty TNHH thương mại tuấn thành (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w