5. Kết cấu của đề tài:
2.2.1 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao NLCT của công ty
2.2.1.1 Tình hình thị trường chung:
Trong các chính sách hội nhập như hiện nay, để giúp đẩy nhanh hơn quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện qua những cơ chế cải cách xã hội, các thủ tục về hành chính tạo dựng nên khung pháp luật kinh tế điều chỉnh với hợp lý với thông lệ quốc tế. Những năm tới đây, Việt Nam rất có thể sẽ là đích nhắm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Logistics. Cụ thể về nguồn vốn đầu tư nước ngoài (vốn ODA) giúp phát triển cơ sở hạ tầng cũng như có sự giúp sức không nhỏ trong tổ chức phi chính phủ giúp sức cho sự hỗ trợ Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Từ đó lĩnh vực giao nhận vận tải Logsitics sẽ có cơ hội phát triển lớn nhờ việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Việt Nam sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO cũng như gia nhập vào toàn cầu hóa như hiện nay đã giúp ích rất nhiều trong việc dần phát triển thành một quốc gia mở cửa về hàng hóa, đầu tư và dịch vụ. Từ đây, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp Logsitics nói riêng sẽ có cơ hội làm quen với những thị trường rộng lớn hơn, nhiều cơ hội cạnh tranh mở ra. Thị trường rộng lớn của 150 quốc gia thành viên của WTO chiếm đến 85% về thương mại hàng hóa trong đó yếu tố về thương mại dịch vụ toàn cầu là khoảng 90%. Ở thị trường rộng mở này, những rào cản về hạn ngạch cũng như thuế quan sẽ được gỡ bỏ. Từ đó, Việt Nam có điều kiện đưa hàng hóa của mình ra nước ngoài, gia nhập làm quen với thị trường lớn mà vẫn trên phương diện bình đẳng với các quốc gia khác. Khi tiếp cận nhiều thị trường lớn, tỷ trong XNK hàng hóa sẽ gia tăng đáng kể giúp có nhiều cơ hội phát triển lĩnh vực giao nhận vận tải Logistics của Việt Nam phát triển.
Trong năm 2006, số hàng hóa của Việt Nam đi qua các cảng biển được thống kê là 153 triệu tấn và tốc độ tăng trưởng lên đến 19,4 %. Có thể thấy, thị trường Việt Nam đang trở nên rất tiền năng, với những con số nêu trên sẽ có rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn được tiếp cận để khai phá. Những thống kê gần đây cũng chỉ ra lĩnh vực Logistics ở Việt Nam hiện trong khoảng 16-20% GDP. Nếu ước lượng GDP của Việt Nam năm 2006 khoảng 56,6 tỉ USD thì thấy rằng chi phí Logsitics chiếm khoảng 7,5 – 12 tỉ USD. Khoảng ước tính này là một con sô lớn, chỉ tính riêng phần vận tải là phần khá quan trọng trong dịch vụ Logsitics đã chiếm từ 42- 70% chi phí thì cũng đã là một thị trường rất lớn. Như vậy trong nền sản xuất hàng hóa ngày càng tăng cao khi tính theo tỉ lệ ước tính như trên thì lĩnh vực Logistics ở Việt Nam hứa hẹn một thị trường rất lớn với tốc độ tăng trường nhanh chóng, mạnh mẽ. Theo như Bộ Thương mại, trong khoảng một thập kỷ tới, kim ngạch xuất khẩu của cả nước sẽ có thể đạt đến 200 tỷ USD. Do đó, nếu tính theo dự báo từ các chuyên gia ngành giao nhận, sô hàng hóa trên hệ thống cảng biển của Việt Nam ước tính lên đến 534 triệu tấn năm 2025. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ giao nhận logistics Việt Nam còn rất rộng.
Một trong những thuận lợi không thể không kể đến tạo nguồn hệ thống giao thông, mạng lưới vận tải xuyên suốt thuận tiện là nhờ có vị trí địa lý quốc tế. Việt Nam nằm ở ngay trong vùng biển Đông, nơi giao thương trung tâm của Đông Nam Ácũng như kết nối ra xa hơn với các quốc gia khác trên thế giới. Mạng lưới vận tải này đang ngày càng phát trieenrn khi dần dần được nhà nước quan tâm cho đầu tư xây dựng, nhằm mở rộng cơ hội để phát triển ngành giao nhận và Logistics.
Trước tình hình chung như vậy, các lãnh đạo quản lý Nhà Nước cũng dần quan tâm hơn đến lĩnh vực Logistics, có cơ hội mở rộng thu hút hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, phần lớn yếu tố về công nghệ phát triển tiến bộ như hiện nay cũng là nguyên nhân mà Chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ Logistics, giúp đáp ứng nhu cầu toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Với những thực trạng tình hình nêu trên, công ty TNHH Logistics MLC-ITL chi nhánh Hà Nội càng có nhiều cơ hội hơn nữa để đa dạng phát triển đầu tư vào các hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp có vị thế hơn trong ngành cũng như nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị trường trong nước và nước ngoài.
2.2.1.2 Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường:
Lĩnh vực vận tải Logistics ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp liên doanh, các công ty tư nhân cũng như các công ty TNHH tham gia vào kinh doanh trên thị trường khi xuất hiện việc đổi mới cơ chế quản lý. Có thể thấy các doanh nghiệp nhận ra các tiềm năng to lớn mà ngành này mang lại trong tương lai. Từ các số liệu thống kê cho thấy, hiện này có đến 800 công ty được thành lập theo Luật Doanh nghiệp có hoạt động trong ngành vận tải giao nhận Logistics, các công ty cổ phẩn chiếm khoảng 65%, các doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 10%, doanh nghiệp Nhà Nước là 15% . Từ những gia tăng về lượng doanh nghiệp ở lĩnh vực vận tải Logistics này cũng là một áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với công ty TNHH Logistics MLC-ITL chi nhánh Hà Nội khi mà trước đây chỉ cần cạnh tranh với một lượng không nhiều trong ngành dịch vụ giao nhận kho vận này.
Không chỉ những đối thủ cạnh tranh trong nước, khi Việt Nam gia nhập WTO và tham gia sâu vào toàn cầu hóa kinh tế còn mang lại những lo ngại cho hoạt động của công ty MLC do sự xuất hiện của các doanh nghiệp giao nhận kho vận nước ngoài. Bởi vì, thị trường giao nhận, logistics càng ngày sẽ phải mở cửa tự do khi đã đảm bảo lộ trình trước đó, sự bảo hộ của Nhà Nước lâu nay đối với ngành này, nhất là đối với các doanh nghiệp như công ty TNHH Logistics MLC-ITL chi nhánh Hà Nội, thông qua các biện pháp ngăn chặn các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước dần dần sẽ phải xóa bỏ hoàn toàn. Các doanh nghiệp giao nhận kho vận lớn của nước ngoài - mà hiện nay đều đã có mặt tại Việt Nam dưới nhiều hình thức hợp tác đại lý, núp bóng công ty tư nhân Việt Nam,... sẽ được phép thành lập chi nhánh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 đến 7 năm nữa. Các doanh nghiệp được bình đẳng cạnh tranh trong kinh doanh, không kể đó là doanh nghiệp Nhà Nước, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cạnh tranh trong ngành do đó sẽ ngày càng gay gắt hơn.
Bên cạnh đó, tại các công ty trong nước cũng được sự hộ trợ nhiều từ nhà nước, các khả năng kiểm soát, điều hành kinh doanh dịch vụ cũng nhiều hơn và dễ dàng hơn. Với các lợi thế sẵn có về thương hiệu cũng như khả năng kiểm soát, hệ thống đại lý trong nước đa dạng về dịch vụ, thuận tiện cho việc di chuyển, nhân sự mạnh,… các công ty này có thể chiếm lĩnh thị trường giao nhận kho vận ngoại thương của Việt Nam. Hiện có khoảng 4000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics (trung tâm logistics, bãi, cảng biển,…). Với sự xâm nhập thị trường logistics ngày càng nhiều từ các công ty trong nước cũng như các công ty có vốn nước ngoài, sức cạnh tranh đối với công ty TNHH Logistics MLC-ITL đang ngày càng lớn hơn.
Trong tình hình như vậy, việc tồn tại và phát triển được hay không tùy thuộc gần như hoàn toàn vào khả năng cạnh tranh của từng đơn vị.
Một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty:
+ Công ty CP vận tải và thương mại - VITRANIMEX là một doanh nghiệp
hoạt động trên 03 lĩnh vực chính: vận tải - logistic; sản xuất chế biến thực phẩm; nhà phân phối sản phẩm. Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực vận tải hàng hoá với nhiều năm kinh nghiệm. Công ty có các chi nhánh văn phòng đại diện, hệ thống kho trên khắp cả nước, cùng với trên 100 đầu xe các loại sẽ phục vụ tốt nhất nhu cầu vận chuyển, bảo quản hàng hoá của khách hàng. Nhà sản xuất chế biến hàng đầu về các sản phẩm chế biến nông sản với thương hiệu CHIPSGOOD. Nhà phân phối sản phẩm đồ điện gia dụng các loại tại thị trường Việt Nam.
+ Công ty Gemadept là một trong những công ty lớn nhất chuyên vận tải trên các tuyến trong nước như: Bắc Trung - Nam, HCM - Cần Thơ và trên một số tuyến vận tải trong khu vực Đông Nam Á tới Singapore, Malaysia, Philipin, HongKong, Đài Loan, Campuchia.
Công ty Gemadept đã phát triển nhanh, mạnh, bền vững và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng hải Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm:
Khai thác cảng
Vận tải container chuyên tuyến Đại lý hàng hải, giao nhận Logistics
Vận chuyển hàng công trình
Kinh doanh bất động sản, khi công nghiệp Đầu tư tài chính
Gemadept đang phát triển thành lập một tập đoàn đa ngành nghề. Với qui mô 24 công ty con, công ty liên kết, trụ sở chính tại tp Hồ Chí Minh, mạng lưới trải rộng tại các cảng chính, thành phố lớn của Việt Nam và một số quốc gia lân cận, Gemdept đang ngày càng khẳng định vai trọ quan trọng của mình trong nền kinh tế Việt Nam.
Công ty đã đạt được chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Cam kết về chất lượng của công ty thể hiện ở việc không ngừng nâng
cao chất lượng dịch vụ tại mọi cấp, mọi phòng ban trong công ty. Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, công ty đã và đang đầu tư đào tạo đội ngũ lãnh đạo và nhân viên cũng như thường xuyên rà soát cải tiến quy trình hoạt động để nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc.
+ Công ty Cổ phần Giao nhận Ngoại thương Việt Nam (VINATRANS): Công ty được thành lập vào ngày 14-07-1975, là một công ty Nhà nước. Với vốn điều lệ là 255 tỷ đồng. Từ một DNNN, đến nay Vinatrans đã phát triển thành Vinatrans group với 14 công ty thành viên là các công ty cổ phần, công ty TNHH, 5 liên doanh với nước ngoài với tổng số vốn khoảng 400 tỷ đồng và hơn 1000 lao động. Công ty giao nhận và vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh và hàng ngoại giao, hàng hội chợ triển lãm, thiết bị cho các cuộc biểu diễn văn hóa nghệ thuật, hàng dự án, hàng siêu trường siêu trọng. Đại lý tàu biển, đại lý chia cước gom và chia lẻ hàng, quản lý container,...Gần đây, Công ty triển khai nhiều dịch vụ mới như kinh doanh kho CFS, dịch vụ gom hàng... Mạng lưới kinh doanh mở rộng toàn cầu thông qua hệ thống các chi nhánh tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn trong nước và thông qua quan hệ đại lý trực tiếp cho hơn 100 hãng giao nhận, 12 hãng tàu biển, 14 hãng hàng không quốc tế. Chất lượng dịch vụ của toàn Vinatrans Group không ngừng được nâng cao thông qua các biện pháp quản lý khoa học và thực tế như áp dụng ISO 9000, tiếp tục chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu. Đồng thời Công ty đã đầu tư 46,5 tỷ đồng cho việc xây dựng văn phòng làm việc, cơ sở kho bãi hạ tầng, thiết bị, phương tiện vận tải.
Ngoài ra còn nhiều công ty Logistics khác. Các đối thủ cạnh tranh trên là những công ty Nhà nước đã thành lập lâu năm, có tiềm lực tài chính mạnh và có cơ sở thiết bị tương đối lớn để phục vụ cho việc kinh doanh, vì thế họ có nhiều lợi thế trong việc kinh doanh. Điều đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh của công ty TNHH Logistics MLC-ITL cũng chính là những đối tác của công ty.
2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Logistics MLC- ITL chi nhánh Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa:
1. Tiềm lực tài chính:
Công ty có 100% vốn Nhật Bản, có hệ thống đại lý tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, do vậy trong kinh doanh công ty đã nhận được nhiều sự hỗ trợ về tài chính từ phía tập đoàn công ty mẹ.
Bảng 2.4: Các năng lực tài chính của công ty Chỉ tiêu Doanh thu Tổng vốn Vốn CSH Nợ phải trả Tỷ số nợ Tỷ số tài trợ Nhận xét:
Qua bảng tài chính trên ta thấy tiềm lực tài chính của công ty năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, doanh thu tăng 1.761.206.237 tương đương tăng 9,3% và tổng vốn tăng 5.182.331.061 VND, tương đương tăng 83,26%. Tuy nhiên, mức tăng chủ yếu là từ nguồn nợ phải trả, nguồn nợ phải trả năm 2020 tăng 3.842.987.934 VND, tương đương tăng 103,26%. Việc gia tăng nguồn vốn chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, khả năng cạnh tranh cao hơn. Công ty có nguồn vay lớn cần phải có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, lập kế hoạch trả lãi vay, vốn vay để việc kinh doanh của công ty được tốt hơn. Các nguồn vốn công ty huy động hiện tại là:
+ Nguồn vốn từ công ty: đây là nguồn vốn chủ yếu, được thực hiện thông qua cung cấp dịch vụ.
+ Nguồn vốn vay: Nguồn vốn vay hiện nay của công ty được vay ở các trung gian tài chính, chủ yếu là các Ngân hàng thương mại. Công ty thực hiện rất tốt mối quan hệ với các trung gian tài chính này, chính vì vậy việc cung cấp các khoản tín dụng của Ngân hàng cho chi nhánh rất thuận tiện. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các phương án kinh doanh được nhanh chóng.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2020 nguồn vốn chủ sở hữu là 3.841.641.164
VND, tăng so với năm 2019 là 1.339.343.126 VND, tương đương tăng 53,52%. Cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty tăng nhưng không nhiều. Tuy vậy, nguồn vốn chủ sở hữu tăng đã làm cho uy tín công ty tăng, là cơ sở để các chủ nợ tin tưởng vào khả năng thanh toán vì tình hình tài chính của công ty biến chuyển theo xu hướng tốt, nó biểu hiện ở hiệu quả kinh doanh, tích lũy nội bội tăng.
Những năm qua, kết quả kinh doanh của công ty tương đối tốt, nên có lợi nhuận giữ lại để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh. Đây là một điều kiện thuận lợi để công ty có thể chủ động nguồn tài chính của mình.
2. Quản lý và lãnh đạo:
Công ty quan niệm người quản lý và người lãnh đạo là những người quyết định đến sự thành bại của công ty. Do vậy việc tuyển chọn và đào tạo cán bộ quản lý được công ty rất coi trọng. Xuất phát từ chức năng thực tế, yêu cầu nguồn lực của công ty. Các yêu cầu khi tuyển dụng cán bộ quản lý như sau:
+ Người quản lý phải có kỹ năng lãnh đạo, có kiến thức về luật kinh tế, các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh Logistics.
+ Trình độ cán bộ quản lý: từ đài học trở lên, có bằng CEO, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics.
+ Có kỹ năng lãnh đạo và quản lý nguồn nhân lực, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
+ Có khả năng làm việc tập thể và khai thác các tố chất của cấp dưới. Có kỹ năng ủy quyền cho cấp dưới.
+ Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, giao tiếp và đàm phán tốt,…
Do được tuyển dụng với một quy trình chặt chẽ và hội tụ những kỹ năng trên nên việc quản lý công ty có hiệu quả, nhanh chóng, kịp thời.