Định hướng phát triển của ngành Logistics toàn cầu:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH logistics MLC ITL chi nhánh hà nội trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 59 - 61)

5. Kết cấu của đề tài:

3.1.1Định hướng phát triển của ngành Logistics toàn cầu:

3.1.1.1 Tình hình thị trường Logsitics thế giới:

Trong giai đoạn từ năm 2018-2020 thị trường Logsitics thế giới đã có rất nhiều những thay đổi lớn từ các tiến bộ trong công nghệ, các tác động từ toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những cải thiện trong lĩnh vực thương mại điện tử, hệ thống pháp luật, các chuỗi cung ứng sản xuất cũng cũng như các yêu cầu trong vấn đề bảo vệ môi trường mới. Đặc biệt hơn là tác động to lớn của đại dịch Covid 19 toàn cầu cũng gây nên những tác động không nhỏ trong quá trình phát triển ngành Logistics như hiện nay. Từ những ảnh hưởng phức tạp đó, việc thống kê, đo lường về quy mô thị trường Logistics thế giưới hiện nay vẫn còn chưa được thống nhất, theo số liệu được công bố năm 2018 của Ngân hàng thế giới, thị trường Logistics toàn cầu có quy mô khoảng 4,3 nghìn tỷ USD, trong khi đó các nghiên cứu từ những hãng uy tín kể đến là Research, Market hay Technavio có báo cáo số liệu tháp hơn nhiều mà nguyên nhân được biết là từ quan điểm dịch vụ Logistics chỉ có các dịch vụ Logistics chuyên nghiệp trên thị trường. Giao thương trên toàn cầu có thể thấy khó nắm bắt hơn, một phần cũng do những FTA thế hệ mới tác động mạnh mẽ đan xen, cùng với các rào cản thương mại kỹ thuật, các vấn đề về địa chính trị,…làm cho các chủ kinh doanh phải chủ động có những hoạt động cụ thể điều chỉnh hoạt động Logistics. Ngoài ra các tác động về xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn trên thị trường Logistics cũng góp phần làm thay đổi thị trường Logistics. Có thể kể đến cuộc xung đột lớn nhất là căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã làm chuyển dịch hầu hết các hệ thống vận tải, kho chứa từ Trung Quốc qua các quốc gia khác. Thêm nữa là ảnh hưởng từ các rủi ro cho các chuỗi cung ứng cũng như lĩnh vực Logistics có sự phân hóa ở những khu vực địa lý khác nhau trên thế giới. Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, các cú sốc kinh tế là những rủi ro hàng đầu do bảo hộ thương mại, khu vực Mỹ- latinh là vấn đề tham nhũng, và khu vực Trung Đông được biết đến là khủng bố, cơ sở hạ tầng kém là những khó khăn, ngăn cản lớn cho quá trình nâng cao, phát triển của ngành Logistics.

Yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển thị trường Logistics và đóng góp vào tình hình Logistics toàn cầu là yếu tố về công nghệ. Ở các thị trường Logistics mới nổi, vấn đề về lao động giá rẻ được thay thế bởi các vấn đề về tăng trưởng kinh

tế, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại để phân tích cân nhắc đầu tư vào lĩnh vực Logistics trong một quốc gia.

Theo công bố từ Ngân hàng thế giới vào tháng 7/2019 thì chỉ số LPI- chỉ số về năng lực Logistics thì Đức đứng đầu danh sách các nước có hoạt động tốt nhất ngành Logistics, xếp sau lần lượt là Hà Lan và Thụy Điển, Bỉ và Singapore cũng nằm trong top 5 dẫn đầu về LPI. Top 20 là các quốc gia như Nhật Bản,UAE, Canada và Australia. Tuy Bỉ ở vị trí thứ ba nhưng về vận chuyển hàng hóa quốc tế thì Bỉ vẫn có số điểm ngang với Đức về sự nhanh chóng và kịp thời. Không chỉ vậy, Hồng Kông và Thụy Điển cũng hơn Đức về điểm vận chuyển quốc tế. Theo đánh giá thì Việt Nam ở vị trí 39/160 nước điều tra, cho thấy đã tăng so với xếp hạng năm 2016 là 25 bậc. Các chỉ số LPI đều được nhận xét là tăng mạnh so với các năm trước, đặc biệt tăng cao ở chất lượng dịch vụ, năng lực nâng cao chất lượng, quá trình theo dõi, giám sát hàng hóa cũng như tăng trưởng về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.1.1.2 Xu hướng phát triển Logistics trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay:

Chính sự phát triển vượt trội trong công nghệ hiện đại ngày nay kết hợp với những lợi thế về toàn cầu hóa giữa các quốc gia mà ngành logistics hiện nay đã có những bước thay đổi mạnh mẽ. Sự thay đổi không chỉ ở các mục của dịch vụ Logistics mà còn hệ thống hóa lại các khu vực sản xuất nhờ những biến đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc tự động nâng cấp, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ in 3D hay các công nghệ AI hiện đại, giúp tiết kiệm nhân công, tiết kiệm thời gian, cùng với đó thì các vấn đề về sự dụng kho bãi, quản lý hàng hóa cũng được hệ thống một cách nhanh chóng thuận tiện hơn rất nhiều.

Những cố gắng cho việc ứng dụng các giải pháp hiện đại trong lĩnh vực Logsitics, kể đến nhiều nhất là EU được trông chờ rằng có thể sẽ làm nên những phân khúc thị trường Logistics mới trên toàn thế giới. Với xu hướng phát triển Logistics như hiện nay, Đức vẫn giữ vững vị trí số 1 trong lĩnh vực Logistics nhờ có công nghệ dẫn đầu. Duy chỉ có trong năm 2012 Đức bị thay thế vị trí dẫn đầu bằng Singapore trong hai năm sau đó lại giành lại được thứ hạng của mình trong năm 2014 cho đến nay.

Bảng 3.1 Bảng xếp hạng về chỉ số năng lực Logistics toàn cầu Economy Germany Sweden Beigium Australia Janpan Netherlands Singapore Denmark United Kingdom Finland

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH logistics MLC ITL chi nhánh hà nội trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 59 - 61)