5. Kết cấu của đề tài:
1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bố
1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệptrong bối cảnh toàn cầu hóa: trong bối cảnh toàn cầu hóa:
Có nhiều yếu tố tác động đến sức mạnh của doanh nghiệp, trong đó có các yếu tố xuất phát từ môi trường nội bộ của doanh nghiệp và có các yếu tố xuất phát từ môi trường bên ngoài, xét cả thị trường trong nước và quốc tế. Các điểm mạnh trong môi trường nội bộ của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh về tính khác biệt về sản phẩm dịch vụ. Trong khi đó, môi trường bên ngoài tạo ra cơ hội và đe dọa cho tất cả các doanh nghiệp cùng ngành. Doanh nghiệp nào biết khai thác tốt hơn các cơ hội sẽ cơ được lợi thế cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp khác.
Yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Sơ đồ 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1.1 Các yếu tố bên trong:
Các yếu tố nội bộ là các yếu tố mà doanh nghiệp có thể chi phối và kiểm soát được. Đối với những ngành nghề khác nhau, mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể khác nhau. Các yếu tố thường được xem xét khi đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm:
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cần phải có chiến lược cạnh tranh tổng thể. Đây là một hệ thống tư duy, ý tưởng quản lý mang tính khái quát và dài hạn, chỉ dẫn đường lối cho các doanh nghiệp nhận diện và khai thác được ưu thế vượt trội của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp được thiết lập trên cơ sở phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ khác trong cùng hệ thống, ngành nghề.
- Quy mô của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn thường sẽ có lợi thế kinh tế nhờ quy mô (chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm) và sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá.
- Chi phí kinh doanh: bao gồm các chi phí như chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các chi phí tiện ích (điện, nước, điện thoại, internet,…), chi phí vận tải, chi phí thuê mặt bằng,… có thể ảnh hưởng đến giá thành qua đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh: Một tổ chức có những nhà quản trị cao cấp có năng lực quản lý và điều hành, biết nhanh chóng đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời và chính xác sẽ có ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh yếu kém hơn về mặt này.
- Trình độ công nghệ: Một doanh nghiệp đi đầu trong đổi mới công nghệ có thể tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao với giá thành hạ, giúp doanh nghiệp chiếm thị trường và giữ thế độc quyền.
- Chất lượng đội ngũ lao động: Lao động có kỹ năng có khả năng tiếp thu và sản sinh, làm chủ công nghệ cao, đưa đến tăng năng suất lao động, giảm giá thành và qua đó làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp: Một doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt, một bầu văn hóa làm việc nhiệt tình, tất cả vì mục đích chung của tổ chức sẽ có năng lực cạnh tranh mạnh.
1.2.1.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp:
Các yếu tố môi trường vĩ mô:
Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh, nhưng không nhất thiết phải theo một cách nhất định. Phân tích môi trường vĩ mô sẽ giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp đang trực diện với những gì? Nhằm giúp doanh nghiệp có những quyết định phù hợp. Hay nói cách khác, mục đích của việc nghiên cứu môi trường vĩ mô nhằm phát triển một danh mục có giới hạn những cơ hội mang lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như các mối đe dọa của môi trường mà doanh nghiệp cần phải né tránh. Các yếu tố môi trường vĩ mô gồm có:
Các yếu tố môi trường kinh tế:
Đây là nhóm các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến thách thức và ràng buộc, nhưng đồng thời lại là nguồn khai thác các cơ hội đối với doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp bao gồm: tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ suất hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Các yếu tố môi trường công nghệ
Sự ảnh hưởng chủ yếu thông qua các sản phẩm, quá trình công nghệ và vật liệu mới. Sự thay đổi về công nghệ có thể tác động lên chiều cao của rào cản nhập
cuộc và định hình lại cấu trúc ngành. Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ đến tính chất và giá cả của sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp, quy trình sản xuất và vị thế cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp.
Trình độ khoa học- công nghệ quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất, tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó là: chất lượng và giá bán. Khoa học- công nghệ còn tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp, khi trình độ công nghệ thấp thì giá và chất lượng có ý nghĩa ngang bằng nhau trong cạnh tranh.
Khoa học- công nghệ phát triển làm ảnh hưởng đến bản chất của cạnh tranh, chuyển từ cạnh tranh giá bán sang chất lượng, cạnh tranh phần giá trị gia tăng của sản phẩm, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Đây là tiền đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm để ổn định và nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Các yếu tố môi trường văn hóa xã hội- nhân khẩu
Các giá trị văn hóa xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, sở thích, thái độ mua sắm của khách hàng. Bất kỳ sự thay đổi nào của các giá trị này để ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhân khẩu bao gồm các yếu tố như: dân số, cấu trúc tuổi, phân bố địa lý, phân phối thu nhập… tạo nên quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải phân tích chúng để tận dụng các cơ hội và giảm các nguy cơ.
Các yếu tố môi trường chính trị- luật pháp
Các yếu tố này có tác động lớn đến mức độ của các cơ hội và đe dọa từ môi trường. Sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp, là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi bình đẳng cho các doanh nghiệp cần phải phân tích các triết lý, chính sách mới của nhà nước như: chính sách thuế,luật cạnh tranh, luật lao động, chính sách tin dụng, luật bảo vệ môi trường…
Các yếu tố về môi trường ngành:
Các yếu tố môi trường ngành tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích các yếu tố môi trường này giúp doanh nghiệp xác định được vị thế cạnh tranh trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.Từ đó, đưa ra những chiến lược hợp lý nâng cao sức cạnh tranh cho chính bản thân doanh nghiệp.
Tình hình cạnh tranh ở một ngành nghề tùy thuộc vào năm lực lượng cạnh tranh cơ bản (theo hình 1.3). Sức mạnh của năm lực lượng này có thể thay đổi theo
thời gian khi các điều kiện ngành thay đổi, mỗi tác động của chúng đến doanh nghiệp sẽ khác nhau và quyết định mức độ gay gắt trong cạnh tranh. Do vậy, phân tích sự tác động của chúng sẽ xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong bức tranh toàn ngành mà doanh nghiệp tham gia hoạt động.
Các đối thủ tiềm năng Nhà cung ứng Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Sản phẩm thay thế Khách hàng
Sơ đồ 1.3 Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
Mỗi yếu tố từ sơ đồ trên có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và được phân tích theo quy trình như sau:
- Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng:
Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới có thể dự đoán. Nếu các rào cản hay có sự trả đũa quyết liệt của các nhà cạnh tranh hiện hữu đang quyết tâm phòng thủ thì khả năng xâm nhập của các đối thủ mới rất thấp.
Theo Michael Porter, có 6 nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu đó là lợi thế kinh tế theo quy mô, sự khác biệt của sản phẩm, các đòi hỏi về vốn, chi phí chuyển đổi, khả năng tiếp cận với kênh phân phối và những bất lợi về chi phí không liên quan đến quy mô.
Tính chất và cường độ của các cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố như:
+ Số lượng các đối thủ cạnh tranh đông đúc + Tốc độ tăng trưởng của ngành
+ Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao
+ Sự nghèo nàn về tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyển đổi
+ Ngành có năng lực dư thừa + Tính đa dạng của ngành + Sự tham gia vào ngành cao + Các rào cản rút lui
- Áp lực từ các sản phẩm thay thế:
Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đật một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các doanh nghiệp trong ngành có thể kinh doanh có lãi. Do các loại sản phẩm có tính thay thế cho nhau nên sẽ dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường. Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Do đó, việc phân biệt sản phẩm là chính hay sản phẩm thay thế chỉ mang tính tương đối.