5. Kết cấu của đề tài:
2.2.3 Đánh giá về năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Logistics MLC-ITL
và nguyên nhân:
Những thành tựu đạt được:
Chất lượng dịch vụ:
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh rất cần quan tâm đến chất lượng dịch vụ của công ty. Những năm gần đây công ty đã nhận được nhiều đánh giá tích cực về chất lượng dịch vụ trong khâu vận tải hàng hóa. Quá trình vận chuyển diễn ra nhanh gọn hơn so với trước kia, nhờ áp dụng công nghệ mới trong quản lý hàng hóa, kịp thời xử lý các mặt hàng có sự cố. Do vậy các tiêu chí đánh giá về kết quả hoạt động, năng lực lãnh đạo, nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm, bảo vệ thương hiệu cũng được đánh giá cao.
Nguồn nhân lực :
Nguồn nhân lực của công ty vẫn tăng đều qua các năm cho thấy được sức hút đối với nhân lực trong nước của công ty. Các nhân viên trong công ty thường xuyên được đào tạo định kỳ theo một quy trình hướng dẫn cụ thể bởi các nhà quản lý lãnh đạo của công ty. Vì vậy mà các nhân viên trong công ty luôn nâng cao được quyết tâm làm việc, tinh thần đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, tạo cho công ty một hướng đi tích cực, vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 như hiện nay.
Ứng dụng công nghệ:
Khoa học kỹ thuật phát triển đòi hỏi công ty cần nắm bắt kịp thời xử lý thông tin một cách nhanh chóng. Công ty cũng đã có những cải tiến trong công nghệ quản lý hàng hóa, đối với bộ phận lưu kho bãi hàng hóa trong kho được kiểm soát tốt hơn nhờ các ứng dụng phầm mềm được công ty sử dụng. Nhờ đó nhiều dịch vụ trong nước được giảm giá thành thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Về tiềm lực tài chính:
Do có nguồn vốn lưu động tốt với khả năng thu hồi nợ, có thể thấy nguồn vốn của công ty ngày càng gia tăng hơn so với các năm trước.
Nguồn vốn sản xuất của công ty ngày càng tăng, khả năng thanh toán nợ phải trả của công ty tương đối tốt, vốn của công ty ít bị chiếm dụng, khả năng thu hồi nợ tốt. Điều này đã tạo điều kiện quan trọng để mở rộng, phát triển kinh doanh dịch vụ.
Công ty đã tham gia vào nhiều hiệp hội, tổ chức trong lĩnh vực vận chuyển như: Hiệp hội kho vận, Viffas, tạo điều kiện thuận lợi để cho công ty phát triển.
Lãnh đạo quản lý: Lãnh đạo, quản lý của công ty đã được tuyển dụng theo một
quy trình chặt chẽ và hội tụ được nhiều kỹ năng nên công tác quản lý của công ty tương đối tốt. Lãnh đạo đã tạo được mối quan hệ tốt, gần gũi với nhân viên trong công ty. Biết khai thác tốt năng lực của nhân viên và phát huy sáng tạo của nhân viên trong công việc. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của công ty.
Khả năng nắm bắt thông tin: Ngày nay, thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng
quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp. Công ty rất quan tâm đến công tác thu thập thông tin, các thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, tất cả các nhân viên trong công ty đều phải thu thập thông tin, tự bảo vệ đến cấp quản lý. Hệ thống tin thông được công ty thu thập và xử lý tương đối tốt.
Những tồn tại và nguyên nhân:
Tài chính: Thiếu vốn và công nghệ luôn là hai yếu tố khiến các doanh nghiệp
logistics Việt Nam yếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Công ty cũng mắc phái yếu điểm này, nguồn vốn của công ty không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh, tiềm lực tài chính còn yếu. Do vậy áp lực trả nợ vay lớn, tính chủ động trong sản xuất kinh doanh không cao.
Quản lý và lãnh đạo: Quyết định của lãnh đạo đôi lúc còn cứng nhắc, không
bám sát với thực tế, gây áp lực cho nhân viên. Điều này sẽ làm giảm tỉnh thần làm việc của cấp dưới.
Khả năng nắm bắt thông tin: Công tác nắm bắt thông tin còn có nhiều điểm
yếu, nhất là việc cập nhật thông tin về khách hàng và các Vender, mà đây là hai nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh dịch vụ của công ty. Nguyên nhân là do đội ngũ tìm hiểu thị trường, nắm bắt thông tin của công ty còn yêu và thiếu nguồn nhân lực phân bổ cho công tác này.
Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của công ty còn thiếu, không ổn định, công
ty luôn thiếu và không chủ động trong việc bổ nhiệm, phân công lao động. Đội ngũ nhân viên sale của công ty còn thiếu, kỹ năng thiết lập quan hệ với khách hàng còn yếu, kỹ năng nghiệp vụ còn thiếu so với nhu cầu của công việc.
Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TNHH LOGISTICS MLC-ITL CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1 Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH logistics MLC- ITL chi nhánh Hà Nội:
3.1.1 Định hướng phát triển của ngành Logistics toàn cầu:
3.1.1.1 Tình hình thị trường Logsitics thế giới:
Trong giai đoạn từ năm 2018-2020 thị trường Logsitics thế giới đã có rất nhiều những thay đổi lớn từ các tiến bộ trong công nghệ, các tác động từ toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những cải thiện trong lĩnh vực thương mại điện tử, hệ thống pháp luật, các chuỗi cung ứng sản xuất cũng cũng như các yêu cầu trong vấn đề bảo vệ môi trường mới. Đặc biệt hơn là tác động to lớn của đại dịch Covid 19 toàn cầu cũng gây nên những tác động không nhỏ trong quá trình phát triển ngành Logistics như hiện nay. Từ những ảnh hưởng phức tạp đó, việc thống kê, đo lường về quy mô thị trường Logistics thế giưới hiện nay vẫn còn chưa được thống nhất, theo số liệu được công bố năm 2018 của Ngân hàng thế giới, thị trường Logistics toàn cầu có quy mô khoảng 4,3 nghìn tỷ USD, trong khi đó các nghiên cứu từ những hãng uy tín kể đến là Research, Market hay Technavio có báo cáo số liệu tháp hơn nhiều mà nguyên nhân được biết là từ quan điểm dịch vụ Logistics chỉ có các dịch vụ Logistics chuyên nghiệp trên thị trường. Giao thương trên toàn cầu có thể thấy khó nắm bắt hơn, một phần cũng do những FTA thế hệ mới tác động mạnh mẽ đan xen, cùng với các rào cản thương mại kỹ thuật, các vấn đề về địa chính trị,…làm cho các chủ kinh doanh phải chủ động có những hoạt động cụ thể điều chỉnh hoạt động Logistics. Ngoài ra các tác động về xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn trên thị trường Logistics cũng góp phần làm thay đổi thị trường Logistics. Có thể kể đến cuộc xung đột lớn nhất là căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã làm chuyển dịch hầu hết các hệ thống vận tải, kho chứa từ Trung Quốc qua các quốc gia khác. Thêm nữa là ảnh hưởng từ các rủi ro cho các chuỗi cung ứng cũng như lĩnh vực Logistics có sự phân hóa ở những khu vực địa lý khác nhau trên thế giới. Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, các cú sốc kinh tế là những rủi ro hàng đầu do bảo hộ thương mại, khu vực Mỹ- latinh là vấn đề tham nhũng, và khu vực Trung Đông được biết đến là khủng bố, cơ sở hạ tầng kém là những khó khăn, ngăn cản lớn cho quá trình nâng cao, phát triển của ngành Logistics.
Yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển thị trường Logistics và đóng góp vào tình hình Logistics toàn cầu là yếu tố về công nghệ. Ở các thị trường Logistics mới nổi, vấn đề về lao động giá rẻ được thay thế bởi các vấn đề về tăng trưởng kinh
tế, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại để phân tích cân nhắc đầu tư vào lĩnh vực Logistics trong một quốc gia.
Theo công bố từ Ngân hàng thế giới vào tháng 7/2019 thì chỉ số LPI- chỉ số về năng lực Logistics thì Đức đứng đầu danh sách các nước có hoạt động tốt nhất ngành Logistics, xếp sau lần lượt là Hà Lan và Thụy Điển, Bỉ và Singapore cũng nằm trong top 5 dẫn đầu về LPI. Top 20 là các quốc gia như Nhật Bản,UAE, Canada và Australia. Tuy Bỉ ở vị trí thứ ba nhưng về vận chuyển hàng hóa quốc tế thì Bỉ vẫn có số điểm ngang với Đức về sự nhanh chóng và kịp thời. Không chỉ vậy, Hồng Kông và Thụy Điển cũng hơn Đức về điểm vận chuyển quốc tế. Theo đánh giá thì Việt Nam ở vị trí 39/160 nước điều tra, cho thấy đã tăng so với xếp hạng năm 2016 là 25 bậc. Các chỉ số LPI đều được nhận xét là tăng mạnh so với các năm trước, đặc biệt tăng cao ở chất lượng dịch vụ, năng lực nâng cao chất lượng, quá trình theo dõi, giám sát hàng hóa cũng như tăng trưởng về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.1.1.2 Xu hướng phát triển Logistics trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay:
Chính sự phát triển vượt trội trong công nghệ hiện đại ngày nay kết hợp với những lợi thế về toàn cầu hóa giữa các quốc gia mà ngành logistics hiện nay đã có những bước thay đổi mạnh mẽ. Sự thay đổi không chỉ ở các mục của dịch vụ Logistics mà còn hệ thống hóa lại các khu vực sản xuất nhờ những biến đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc tự động nâng cấp, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ in 3D hay các công nghệ AI hiện đại, giúp tiết kiệm nhân công, tiết kiệm thời gian, cùng với đó thì các vấn đề về sự dụng kho bãi, quản lý hàng hóa cũng được hệ thống một cách nhanh chóng thuận tiện hơn rất nhiều.
Những cố gắng cho việc ứng dụng các giải pháp hiện đại trong lĩnh vực Logsitics, kể đến nhiều nhất là EU được trông chờ rằng có thể sẽ làm nên những phân khúc thị trường Logistics mới trên toàn thế giới. Với xu hướng phát triển Logistics như hiện nay, Đức vẫn giữ vững vị trí số 1 trong lĩnh vực Logistics nhờ có công nghệ dẫn đầu. Duy chỉ có trong năm 2012 Đức bị thay thế vị trí dẫn đầu bằng Singapore trong hai năm sau đó lại giành lại được thứ hạng của mình trong năm 2014 cho đến nay.
Bảng 3.1 Bảng xếp hạng về chỉ số năng lực Logistics toàn cầu Economy Germany Sweden Beigium Australia Janpan Netherlands Singapore Denmark United Kingdom Finland
3.1.2 Định hướng phát triển của công ty trong năm 2021 – năm 2025:
Hiện tại, nhân sự của công ty vẫn còn chưa nhiều so với quy mô và dự định theo kế hoạch của công ty, do vậy mà trong 3-5 năm tới đây, công ty muốn gia tăng nhân sự lên gấp 2 lần hiện tại, cùng với đó là doanh thu dự tính sẽ cao gấp 3 lần hiện tại. Xây dựng công ty đồng thuận và phát triển mạnh mẽ, không ngừng. Công ty phấn đấu phát triển nâng cao uy tín thương hiệu công ty, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, khách hàng luôn là yếu tố cốt lõi hàng đầu mà công ty hướng tới.
Chiến lược về văn hóa nội bộ:
- Ứng xử văn hóa trong công ty tích cực: chấp nhận các góp ý và đóng góp, đưa ra các quan điểm đổi mới học hỏi, luôn hướng về sự tiến bộ.
- Chế độ và môi trường làm việc cho người lao động ngày càng nhân văn và tốt đẹp hơn, tương ứng với sự phát triển của công ty.
- Cán bộ lâu năm quan tâm, cởi mở, giao lưu với nhau như những người anh em.
- Tinh thần đồng đội cùng nhau tiến lên, cùng các team tiến lên, mỗi cá nhân đóng góp sức lực của mình vào việc phát triển công ty.
- Không đặt nặng vấn đề đúng sai.
Chiến lược về bán hàng, khách hàng:
- Khách hàng là trung tâm của mọi trung tâm, khách hàng trọng điểm là nguồn sống chính của công ty.
- Mục tiêu chiến lược là tăng trưởng sản lượng, doanh thu để hướng tới lợi nhuận bền vững, lâu dài.
- Xác định giá bán cạnh tranh, siêu cạnh tranh để giữ khách hàng trọng điểm cũng như tìm kiếm những khách hàng mới.
- Xây dựng đội ngũ sales mạnh, chuyên nghiệp, có định hướng rõ ràng, có mục tiêu đủ lớn hằng năm để phấn đấu.
- Phân công nhân sự phụ trách khách hàng và phát triển khách hàng. Quan tâm, chăm sóc đại lý trọng điểm như một khách hàng siêu VIP. Đem lại lợi nhuận song hành win – win với khách hàng thay vì hưởng lợi 1 chiều. Đó là cách duy trì hợp tác vững bền và dài hạn.
Chiến lược về tài chính:
- Phân bổ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh hằng ngày. - Phân bổ nguồn vốn cho đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
- Chiến lược vừa cho vay, vừa đi vay để tối đa hóa lợi ích và dòng tiền. - Quy chuẩn hóa văn bản, quy định, quy trình liên quan tới quản trị công nợ, chi phí và thanh toán.
Chiến lược về nhân sự và con người:
- Ưu tiên nhân sự chất lượng được việc hơn là hiền lành, chậm tiến.
- Nâng cao hiệu quả và năng suất lao động để bù đắp chi phí quản lý tăng lên hằng năm.
- Bổ sung nhân sự chủ chốt còn thiếu. Linh động, sẵn sàng đầu tư khoản khác biệt cho những nhân sự mới.
- Phát huy tối đa vai trò của lãnh đạo/quản lý. Lãnh đạo/quản lý phải có ý thức học hỏi trên hết, có trí tuệ, có ý chí lớn, luôn đổi mới và hành động mạnh mẽ để dẫn dắt tập thể.
Định hướng về dịch vụ trọng tâm:
- Tiếp tục đẩy mạnh bán các dịch vụ đang có: cước sea, air xuất/nhập, thủ tục hải quan, trucking nội địa.
- Mảng hàng biên giới, vận chuyển trong nước đang ngày càng phát triển cần phải thúc đẩy dịch vụ này hơn nữa.
Chiến lược cam kết, đổi mới và hành động:
- Công ty muốn phát triển mạnh mẽ và không ngừng thì phải có văn hóa cam kết, đổi mới và hành động thần tốc từ mọi cấp, mọi ngóc ngách, từ việc nhỏ nhất đến việc lớn nhất.
- Xây dựng được văn hóa cam kết, đổi mới và hành động thì trước tiên cần có sự tự tin, gương mẫu của cấp trên và tiếp đến là quá trình rèn rũa, nhắc nhở liên tục không ngừng.
- Từng cá nhân, từng bộ phận phải có sự đổi mới, cải tiến trong từng tháng.
3.2 Giáp pháp và kiến nghị đưa ra:
3.2.1 Giải pháp:
Liên kết các doanh nghiệp trong ngành
Theo cách nhìn nhận của ngày nay thì cạnh tranh không phải là tìm cách tiêu diệt lẫn nhau mà phải biết hợp tác với nhau. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành giao nhận kho vận nói chung và công ty TNHH Logistics MLC-ITL chi nhánh Hà Nội nói riêng cần phải liên kết với nhau để có những doanh nghiệp đủ quy mô, tiềm lực tài chính, năng lực, nhân lực, kỹ thuật, phương tiện, chuyên môn hóa theo mặt mạnh của mỗi công ty, giúp liên doanh có đủ năng lực cung ứng các dịch vụ trọn gói thì mới có khả năng đối đầu cùng các doanh nghiệp bên ngoài quốc gia trong cuộc chiến phân chia thị phần ngay tại sân nhà.
Phát triển sản phẩm mới:
Theo xu hướng của thị trường giao nhận, công ty TNHH Logistics MLC- ITL chi nhánh Hà Nội cần phải nhanh chóng phát triển sản phẩm mới: đó là cung ứng dịch vụ logistics.
Trong tổng công ty TNHH Logistics MLC-ITL chi nhánh Hà Nội, có thể chọn và phát triển dịch vụ logistics trong một công ty con/ bộ phận đang hoạt động trong ngành giao nhận hoặc thành lập một công ty con/ bộ phận mới hoạt động Logistics. Tuy nhiên, để phát triển loại hình dịch vụ này, công ty TNHH Logistics MLC-ITL chi nhánh Hà Nội cần đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất, công nghệ và nhân lực để đủ khả năng tổ chức hoạt động logistics thật sự hiệu quả.