TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CSHT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1. Một vài nét sơ lược về đầu tư PPP trong lĩnh vực CSHT trên thế giới
1.1. Đầu tư lĩnh vực CSHT trên thế giới hiện nay
Trên bình diện toàn cầu, đầu tư tư nhân trong CSHT chủ yếu hướng vào lĩnh vực viễn thông, sau đó là giao thông vận tải và năng lượng (hình 2.1)
Hình 2.1: Đầu tư tư nhân vào CSHT theo các ngành (đơn vị: tỷ USD)
(Nguồn: Ngân hàng thế giới – Dữ liệu đầu tư tư nhân trong CSHT) liệu
PPIfĐ, Cơ sở dữ liệu PPI
Ở khu vực Châu Á, theo dự báocủa Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI), khu vực này cần 800 tỷ USD cho đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2010-2020, tức vào khoảng 750 tỷ USD/năm. 68% trong số đó là cho việc tạo mới, 32% còn lại là để thay thế CSHT hiện có.
Đầu tư vào nhóm hạ tầng năng lượng ước cần 4000 tỷ USD, hạ tầng viễn thông 1000 tỷ, hạ tầng giao thông vận tải 2500 tỷ, và đầu tư vào nước sạch và môi trường là 380 nghìn tỷ (hình 2.2).
Bảng 2.1: Nhu cầu đầu tư CSHT ở Châu Á theo giai đoạn 2010 – 2020 (đơn vị: tỷ USD)
Lĩnh vực Hoàn thiện mới Thay thế Tổng
Năng lượng (Điện) 3,176,437 912,202 4,088,639
Viễn thông 325,353 730,304 1,055,657
Mobile 181,763 509,151 690,914
Telephone 143,590 221,153 364,743
Giao thông vận tải 1,761,666 704,457 2,466,123
Hàng không 6,533 4,728 11,260 Cảng biển 50,275 25,416 75,691 Đường sắt 2,692 35,947 38,639 Đường bộ 1,702,166 638,366 2,340,532 Nước sạch và vệ sinh 155,493 225,797 381,290 Nước sạch 107,925 119,573 227,498 Vệ sinh 47,568 106,224 153,792 Tổng 2,572,760 7,991,709
(Nguồn : Sách “Infrastructure for a Seamless Asia” - ADB & ADBI 2009)
Đầu tư PPP tại khu vực Châu Á chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải , trong đó đầu tư vào giao thông vận tải đang tăng rất nhanh (hình 2.3).
Hình 2.2: Đầu tư tư nhân vào CSHT theo các ngành (đơn vị: tỷ USD) tại Châu Á
(Nguồn: Ngân hàng thế giới – Dữ liệu đầu tư tư nhân trong CSHT 2006)
Nhu cầu đầu tư CSHT tại Châu Á vẫn chưa được đáp ứng. Thống kê năm 2007 cho thấy, đầu tư vào CSHT mới chỉ đạt 50% nhu cầu (hình 2.4)
Hình 2.3: Tỷ trọng chi tiêu hàng năm cho CSHT/GDP năm 2007 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu (điều tra) thị trường tài chính địa phương ở khu vực Châu Á –Thái Bình Dương)
Thị trường toàn cầu đang dẫn hồi phục sau khủng hoảng tài chính Châu Á và suy giảm kinh tế thế giới những năm vừa qua, tuy nhiên đầu tư PPP vào CSHT vẫn thấp hơn nhiều so với nhu cầu. Dòng đầu tư tăng nhanh ở một số khu vực như Châu Á hay Châu Mỹ La tinh, tập trung vào lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải và viễn thông
1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực trong việc áp dụng mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư Cơ sở hạ tầng
Hiện nay, nhu cầu cho đầu tư CSHT của Việt Nam khoảng 16 tỷ USD/năm trong khi khả năng đáp ứng của Nhà nước chỉ khoảng 7-8 tỷ USD. Từ nay đến năm 2020, vốn đầu tư cho phát triển CSHT ước tính chiếm khoảng từ 10% đến 11% GDP. Trong điều kiện tài chính hiện tại thì khả năng cân đối ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển cũng có những hạn chế nhất định.
Chính vì vậy, chính phủ Việt Nam đang kỳ vọng trong thời gian tới PPP sẽ là phương thuốc hiệu nghiệm để giải bài toán thiếu vốn cho đầu tư hạ tầng nói chung. Để tìm được tiếng nói chung giữa nhà nước với tư nhân trong mô hình PPP chính là bài toán khó nhất hiện nay. Hơn nữa, để mô hình PPP thành công, phải có những khung pháp lý đủ rộng vì thực tế trong suốt thời hạn của một dự án cơ sở hạ tầng, các nhà đầu tư tư nhân phải đối mặt với nhiều rủi ro mà họ cần xem xét như: rủi ro đấu thầu, rủi ro đàm phán, rủi ro xây dựng, rủi ro hoạt động và rủi ro từ Chính phủ…
PPP còn rất mới ở Việt Nam, tuy nhiên đã được thực hiện thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới. Việc tham chiều các kinh nghiệm thực thi PPP của quốc tế sẽ giúp Việt Nam có được cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về PPP, góp phần đẩy nhanh việc áp dụng PPP vào thực tiễn.
Lào và Philippins là hai quốc gia trong khu vực cho nhiều nét tương đồng về kinh tế - xã hội đối với Việt Nam, đã thực hiện thành công việc áp dụng PPP vào lĩnh vực đầu tư CSHT. Vậy yếu tố đã làm nên thành công của hai quốc gia này? Những phân tích dưới đây sẽ là cho chúng ta thấy được điều đó