Các cơ quan quản lý được trao quyền chủ động, với việc xác định rõ vai trò và trách nhiệm, và đảm bảo năng lực hiệu quả để quản lý việc cung ứng dịch vụ.
Xây dựng hệ thống giám sát hoạt động dự án. Hệ thống này đưa ra các tiêu chí đánh giá hoạt động cụ thể, rõ ràng, mang tính định lượng. Gắn kết hiệu quả với cơ chế thanh toán.
Đảm báo đánh giá khách quan, công bằng với các bên. Không can thiệp quá sâu khi không cần thiết, đảm bảo tự giám sát là chính
Thiết lập một quy trình lựa chọn (nhà đầu tư) công bằng và minh bạch để Nhà nước xây dựng các quan hệ đối tác, đảm bảo thực thi tốt dự án.
KẾT LUẬN
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, PPP đã và đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực đầu tư CSHT. Ở Việt Nam, tuy mới được áp dụng và hầu hết còn đang ở hình thức thí điểm, PPP cũng đã cho thấy, với những ưu điểm đã được thừa nhận của mình, PPP sẽ là một lời giải thỏa đáng cho bài toán về nhu cầu vốn trong lĩnh vực CSHT
Trong khuôn khổ chuyên đề này, đề tài đã nêu lên những vấn đề sau :
Thứ nhất, trình bày và phân tích những vấn đề cơ bản về CSHT, về mô hình
hợp tác nhà nước – tư nhân (PPP) trong lĩnh vực CSHT. Những ưu điểm của PPP so với các hình thức đầu tư khác trong lĩnh vực CSHT.
Thứ hai, nêu lên tổng quan chung về quá trình áp dụng PPP trên thế giới và
tại Việt Nam. Phân tích những kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực đã áp dụng thành công mô hình này. Nêu lên những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc áp dụng mô hình này tại Việt Nam
Thứ ba, đánh giá về triển vọng đầu tư CSHT ở Việt Nam. Trên cơ sở đó,
cùng với những phân tích về hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đã nói ở trên, đưa ra những khuyến nghị trong việc đẩy mạnh áp dụng PPP trong lĩnh vực CSHT thời gian tới.
Tuy nhiên, do PPP còn là một vấn đề mới mẻ, cũng với những hạn chế về mặt kinh nghiệm và dữ liệu thực tế, nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu xót, mong bạn đọc và thầy cô đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn thiện hơn.