Các quy trình và thủ tục PPP phải được chuẩn hóa, phù hợp với các thực tiễn tốt nhất và được quy định chi tiết dưới dạng văn bản (hướng dẫn và hợp đồng mẫu) đẻ đảm bảo áp dụng một cách thống nhất
Pháp luật về PPP phải thống nhất với pháp luật hiện hành trong các lĩnh vực khác để tránh sự mâu thuẫn, không rõ ràng trong các lĩnh vực như quyền sở hữu tài sản, quyền can thiệp (của người cho vay), v.v… Cũng cần đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định pháp lý cấp trung ương, cấp vùng và cấp địa phương.
2.1.3. Các vấn đề quản lý nhà nước
2.1.3.1. Thành lập một ủy ban quản lý PPP cấp trung ương.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã thành lập ủy ban chuyên biệt về PPP như Centrum (CH Séc), Partnerships UK (Anh), Irish Central PPP Policy Unit (Ai-len), Kenniscentrum (Hà Lan).
Ủy ban này có thể thuộc Bộ Tài chính hoặc với tư cách một cơ quan độc lập quản lý CSHT – sẽ giúp phát triển một nguồn chuyên môn PPP tập trung và thiết lập
năng lực thể chế và sự thống nhất về mặt quy trình. Việc thành lập một cơ quan quản lý PPP cấp trung ương - được trao quyền một cách hợp lý và phân định rõ ràng vai trò của các bộ chuyên ngành
Ủy ban này có vai trò:
• Xây dựng quy trình, thủ tục mẫu cho việc thiết kế dự án và đánh giá các phương án đầu tư.
• Xây dựng các hợp đồng mẫu.
• Xây dựng quy trình, thủ tục chuẩn về đấu thầu.
• Xây dựng các quy trình chuẩn về giám sát, quản lý, và thực thi các hợp đồng. • Xây dựng các quy trình chuẩn về giải quyết tranh chấp.
• Đào tạo và phổ biến các quy trình, thủ tục cho các cơ quan cấp trung ương và cấp vùng.
• Xây dựng danh mục dự án gọi đầu tư PPP,Hài hòa quy trình PPP với quy trình ngân sách
2.1.3.2. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của khu vực Nhà nước Xây dựng một hệ thống các cam kết và hành động của Chính phủ như:
• Cam kết phải được cụ thể hóa qua việc thiết lập một môi trường hoạt động phù hợp cho PPP
• Cam kết không chỉ nhằm thu hút FDI vào CSHT mà còn nhằm tạo ra một quy trình công bằng, minh bạch
• Các chính sách dễ dự đoán (ổn định) và minh bạch giúp thu hút các nhà đầu tư và giảm nhu cầu sử dụng bảo lãnh chính phủ đối với các khoản vay
• Tuyên ngôn Chính sách. Một tuyên ngôn chính sách rõ ràng, trong đó nói rõ tại sao PPP lại cần thiết, các mục tiêu của Chính phủ là gì, PPP có thể được sử dụng trong các trường hợp nào, và cam kết của chính phủ đối với quy trình này.
• Cải cách pháp lý/thể chế. Pháp luật phải có các quy định rõ ràng thừa nhận PPP, các bên có đủ điều kiện tham gia vào PPP, cũng như thiết lập các quy trình minh bạch, đảm bảo tính chịu trách nhiệm trong suốt vòng đời của dự án.
• Cần chú ý để không đưa ra quá nhiều quy định. Kinh nghiệm cho thấy các quy định PL về PPP quá nhiều, quá phức tạp có thể làm giảm tính hấp dẫn của việc xây dựng dự án.