Bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân (PPP) trong lĩnh vực đầu tư CSHT tại Việt Nam (Trang 39 - 43)

Xem xét kinh nghiệm áp dụng PPP của một số quốc ra trong khu vực, phân tích các yếu tố chính đảm bảo thành công cho việc áp dụng PPP,có thể rút ra những bài học sau đây:

(i). Cần có quy hoạch cụ thể về nhóm các dự án CSHT tiềm năng: Như đã phân tích trong chương I, PPP không thể áp dụng cho mọi dự án. Kinh nghiệm quốc tế nói chung cho thấy, Chính phủ Việt Nam cần có quy hoạch cụ thể về CSHT nói chung và nhóm các dự án CSHT tiềm năng – tức là các dự án có quy mô lớn, cấp thiết và khả năng sinh lời cao nói riêng để thí điểm áp dụng PPP trên nhóm này.

(ii). Cần xây dựng khung pháp lý và chính sách cho PPP

Chính phủ cần xây dựng một khung chính sách pháp lý hoàn thiện, rõ ràng, minh bạch, có tính chất khuyến khích. Xây dựng một hệ thống các cảm kết, hay phân bổ rủi ro hiệu quả, công bằng và hợp lý giữa Nhà nước, nhà đầu tư và các bên liên quan.

1.3. Quá trình áp dụng triển khai PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT ở Việt Nam 1.3.1. Bối cảnh áp dụng PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT ở Việt Nam

1.3.1.1. Tính cấp thiết của việc áp dụng PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT ở

Theo đánh giá của các chuyên gia tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – tháng 1/2009, nhu cầu vốn cho cơ sở hạ tầng từ nay đến năm 2020 ước tính chiếm khoảng từ 10% đến 11% GDP. Trong khi đó tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển chung trong giai đoạn 2001 2010 chỉ chiếm khoảng 8,4% so với GDP; trong đó chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: giao thông thủy lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản khoảng 50%. Điều này cho thấy khả năng nguồn vốn của Chính phủ khó có thể đáp ứng hết được nhu cầu cho đầu tư cơ sở hạ tầng.

Nhu cầu về điện tiếp tục tăng ở mức 17% một năm; Việt Nam sẽ cần khoảng đến 6 tỷ USD mỗi năm để đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện nhằm bắt kịp nhu cầu; và đến năm 2028 phải mất 60 tỷ USD.

Sau 4 năm tăng trưởng ấn tượng, với số lượng thuê bao điện thoại di động từ 5 triệu lên 50 triệu, nhu cầu tăng trưởng của ngành viễn thông vẫn duy trì ở mức hơn 20% một năm, chủ yếu tập trung tại hai lĩnh vực, dịch vụ thông tin di động và internet băng thông rộng. Khách hàng ngày càng đòi hỏi chất lượng dịch vụ tốt hơn, nhiều loại hình dịch vụ hơn,

Nhu cầu đầu tư vào viễn thông, cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt và vận tải hàng không tăng nhanh chóng. Bộ Kế hoạch Đầu tư dự tính trong giai đoạn 2010 – 2015 Việt Nam cần 139 tỷ USD để đầu tư vào những ngành này.

Nguồn đầu tư từ Chính phủ bị hạn chế do các khó khăn về kinh tế vĩ mô. Việt Nam đang chuyển dần sang nước có thu nhập trung bình và phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh lớn hơn. Mặt khác, do sức suy giảm của nền kinh tế toàn cầu, nguồn vốn FDI có thể không còn dồi dào như một vài năm trước đây

Việc cho vay sẽ khó khăn hơn vì khủng hoảng tín dụng đã hạn chế khả năng cho vay của các ngân hàng. Những cam kết bảo lãnh lớn từ các ngân hàng thương mại quốc tế sẽ không còn nữa. Sự co cụm của thị trường ngân hàng sẽ thu hẹp nguồn vốn và hạn chế tính thanh khoản;.

Các ngân hàng thương mại có thể chỉ chấp thuận cho vay khi nhận thấy dự án có sự tham gia của các định chế đa phương và các khoản vay thương mại đã được bảo lãnh khi có những rủi ro chính trị và rủi ro tín dụng của đối tác; kể cả khi có đã có tiền thì các điều khoản cho vay sẽ bị siết chặt hơn nhiều

Các vấn đề này nhấn mạnh thêm sự cần thiết cho Việt Nam phải phát triển các phương thức huy động vốn thay thế để huy động các nguồn tài chính dài hạn cho phát triển cơ sở hạ tầng. Kinh nghiệm cho thấy PPP chính là chìa khóa giúp nâng cao chất lượng và số lượng dịch vụ cơ sở hạ tầng, làm giảm gánh nặng cho chính quyền trung ương và địa phương.

1.3.1.2. Những chuẩn bị của Việt Nam trong việc áp dụng PPP trong đầu

tư CSHT giai đoạn tới

Nằm trong lộ trình thí điểm triển khai các dự án PPP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang xây dựng Quy chế thí điểm các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP. Quy chế này sẽ quy định các điều kiện, thủ tục và một số chính sách thí điểm đối với các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP. Các vấn đề cụ thể về lĩnh vực dự án thí điểm, một số tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm, cũng như các quy định về sự tham gia của Nhà nước trong các dự án PPP; quy trình thực hiện dự án… nằm trong dự thảo PPP đang được Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu hoàn tất và trình Chính phủ phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, PPP sẽ được áp dụng thí điểm tại Việt Nam ngay trong năm 2010.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang đề xuất thành lập Ủy ban Quốc gia về đầu tư theo hình thức PPP, nhằm giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, thuộc chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP.

Chính phủ cũng đang kêu gọi sự giúp đỡ của các đối tác nước ngoài trong việc triển khai PPP ở Việt Nam.

Ngày 2/3/2010, Hội thảo Hợp tác PPP trong các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ công đã được UBND TP. Hà Nội phối hợp với Tập đoàn VEOLIA và Gide Loyrette Nouel, một công ty luật, tổ chức. Một hội thảo khác, với chủ đề Phát triển khu vực trọng điểm (CND) và mô hình PPP cũng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kinh tế - Thương mại - Công nghiệp Nhật Bản (METI) tiến hành. Tại Hội thảo, ông Katsuhiko Murayama, Vụ trưởng Vụ Hợp tác nguồn vốn, Thư ký Bộ trưởng METI đã đề xuất ý tưởng hợp tác Nhật - Việt trong phát triển CND tại Hà Nội và các vùng lân cận. Các ý tưởng này bao gồm việc hình thành hành lang kinh tế dọc bờ biển Bắc - Nam Việt Nam, trong đó Vùng Thủ đô Hà Nội là một điểm nút phía Bắc. Theo đó, hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực này sẽ được triển khai.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ Tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với METI triển khai chương trình nghiên cứu chung về PPP. Mục đích cơ bản của chương trình là để tăng cường hiểu biết chung về PPP cũng như năng lực thực hiện các dự án PPP tại Việt Nam;

Trong khuôn khổ chương trình này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kinh tế, thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã thống nhất đưa ra một số dự án đề xuất hình thức PPP thí điểm trong ngành điện, nước và giao thông. Có 04 dự án được chọn ra bao gồm:

- Dự án điện trấu - Cần Thơ

- Dự án thuỷ điện Hồi Xuân, Thanh Hoá - Dự án cấp nước từ sông Đuống, Hà Nội

Chương trình có sự tham gia của Bộ ngành liên quan như Bộ xây dựng, Bộ tài chính, Bộ Công thương, các tổ chức quốc tế như JICA, JETRO, cùng các Cục, Vụ chuyên môn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như Cục Đầu tư nước ngoài, Vụ Pháp chế, Vụ Kinh tế Nông nghiệp, Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Kết cấu hạ tầng & đô thị và Cục Quản lý đấu thầu (đơn vị được giao nhiệm vụ điều phối và tổ chức);

Nhóm chuyên gia với đại diện là các Bộ ngành và các Cục, Vụ chuyên môn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với phía Nhật Bản và đơn vị tư vấn để bắt tay vào nhiệm vụ đánh giá các dự án nhằm sớm có báo cáo với Chính phủ cho những bước đi tiếp theo.

Một phần của tài liệu Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân (PPP) trong lĩnh vực đầu tư CSHT tại Việt Nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w