gian qua và nguyên nhân của chúng
1.3.3.1. Hạn chế
Hạn chế trong vấn đề này là tiến độ áp dụng còn chậm. PPP đã trở nên phổ biến ở trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam, PPP còn là quá mới mẻ. Chính phủ đã tiếp cận với PPP vào năm 2005, tuy nhiên, tới thời điểm này, việc áp dụng PPP mới dừng lại ở mức độ ý tưởng và chuẩn bị thí điểm. Rõ rang sự chậm chạp trong việc áp dụng PPP đã gây ra những hiệu ứng không tốt cho phát triển cơ sở hạ tầng hiện nay.
Mặc dù xuất phát từ một yếu tố khách quan là, cũng như kết cấu hạ tầng Việt Nam ở những năm 80 của thế kỷ 20, điểm xuất phát về khung pháp lý và kinh nghiệm của Việt Nam rất ít, nghiên cứu đi từ những khái niệm ban đầu, đề xuất những tiêu chí lựa chọn dự án PPP, nhà đầu tư PPP, sự phù hợp về tỷ lệ góp vốn công - tư phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước, doanh nghiệp, đặc điểm vùng, ngành, lãnh thổ, phương thức tổ chức thực hiện... , tuy nhiên cũng cần phải thừa nhận rằng, Chính phủ và các nhà quản lý đang ít nhiều còn gặp lúng túng với việc áp dụng PPP trong các dự án, khi mà triển vọng về PPP lĩnh vực CSHT ở Việt Nam là một điều đã được khẳng định.
1.3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế
Qua phân tích, có thể thấy những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Hiện nay, trên thế giới pháp luật về PPP đang rất phát triển và gần như trở thành một lĩnh vực khoa học thu hút nhiều thành phần tham gia nghiên cứu mà không có một mô hình đơn lẻ nào cho các quy định về PPP. Pháp luật về PPP hiện nay có 3 nhóm xu hướng. Xu hướng thứ nhất là một nhóm các nước đã thông qua luật chung về PPP và thường được gọi là Luật Hợp đồng. Các luật này hướng dẫn và điều tiết đầu tư ở các khu vực kinh tế. Một số nước ở nhóm này như: Hàn Quốc, Philippine, Nam Phi và nhiều quốc gia khác ở châu Âu. Hướng thứ hai là thông qua một luật cụ thể cho từng dự án. Hồng Kông là nước điển hình nhất theo xu hướng này. Ví dụ như bằng việc thông qua Pháp lệnh đường ngầm thông qua cảng phía Tây để nước này đề xuất dự án BOT cho tuyến đường này. Hướng thứ ba là không thông qua luật chung hoặc luật riêng nào về PPP mà thay vào đó ban hành các luật hạn chế đã được thông qua cho các ngành liên quan.
Còn tại Việt Nam, mặc dù có một số điều khoản tại Nghị định đầu tiên về đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức BOT năm 1993 và một số văn bản khác, nhất là tại Nghị định số 78/2007/NĐ-CP nhưng cho tới thời điểm hiện nay, Việt Nam vẫn chưa thông qua một văn bản luật nào riêng cho hình thức PPP.
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng thế giới đã đã phác thảo khuôn khổ PPP nhằm mục đích cải thiện và mở rộng phạm vi của quy chế BOT hiện tại và quy chế BOT mới (Nghị định 108/2009/NĐ-CP) có hiệu lực từ ngày 15 tháng 1 năm 2010 , Tuy nhiên, tồn tại một số lĩnh vực mà thực tế khác xa so với khung đề xuất.
Việt Nam chưa có một khuân khổ PPP đủ mạnh có khả năng giảm bớt rủi ro, cũng như quy định cách tính toán cơ chế cấp vốn, xác định chính xác yêu cầu hỗ trợ từ Chính phủ và sự phụ thuộc của dự án vào Chính phủ…
Thiếu các quy định cụ thể, gia tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tư nhân, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Năng lực thực hiện và các cơ quan thực hiện
Việc lựa chọn các nhà đầu tư khác, theo dự kiến, sẽ được sử dụng mô hình kết hợp, có tính sáng tạo, nhằm đấu thầu cạnh tranh công khai để lựa chọn nhà đầu tư trong các dự án PPP thí điểm trong khuôn khổ Dự án thí điểm PPP Việt Nam. Tuy nhiên các vấn đề cụ thể về lĩnh vực dự án thí điểm, một số tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm, cũng như các quy định về sự tham gia của Nhà nước trong các dự án PPP; quy trình thực hiện dự án… mới đang ở trong giai đoạn xây dựng và thử nghiệm.
Khu vực tư nhân trong nước còn chưa thực sự lớn mạnh, trong khi đó, vẫn còn nhiều yếu tố cản trở thu hút các nhà thầu quốc tế mạnh và các nhà đầu tư tiềm năng. Khu vực nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực và kỹ năng để quản lý PPP.
Như vậy. PPP đang trở thành xu thế đầu tư mới đầy hứa hẹn trong lĩnh vực CSHT trên thế giới và trong khu vực. Đây cũng được coi là hướng đi đúng đắn của Việt Nam trong giai đoạn này. Mô hình đầu tư PPP là giải pháp cho khoản vốn còn thiếu hụt giữa nhu cầu đầu tư và nguồn vốn sẵn có Tuy nhiên, để mô hình này có thể thực sự hoàn thiện và đem lại lợi ích như mong muốn rất cần có một chính sách, một khung pháp lý chắt chẽ và hiệu quả, đồng thời, việc thực hiện và nâng cao năng lực của các cơ quan thực hiện cũng quan trọng không kém..