Hạ tầng Viễn thông

Một phần của tài liệu Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân (PPP) trong lĩnh vực đầu tư CSHT tại Việt Nam (Trang 55 - 57)

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện để toàn xã hội cùng khai thác, chia sẻ thông tin trên nền xa lộ thông tin quốc gia đã xây dựng; làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. (Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 – Bộ Thông tin Truyền thông)

Việt Nam đã và đang đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học quốc gia tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, phủ trong cả nước, đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, hình thành xa lộ thông tin quốc gia có dung lượng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông quảng bá. ứng dụng các phương thức truy nhập băng rộng tới tận hộ tiêu dùng : cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh (VINASAT) v.v..., làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, dịch vụ công và các lĩnh vực khác.

Như vậy, qua phân tích, có thể thấy Việt Nam đang có nhu cầu lớn về vốn cho cơ sở hạ tầng giai đoạn 2010 – 2020, trong đó chủ yếu tập trung vào hai nhóm CSHT lớn là GTVT và năng lượng – điện nước. Chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong ngân sách nhà nước khó có thể đáp ứng hết được nhu cầu cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Để giải quyết bài toán về đầu tư CSHT, cần sớm đẩy mạnh việc thu hút vốn từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước, trong đó có việc đẩy mạnh việc áp dụng mô hình PPP trong lĩnh vực này tại Việt Nam thời gian tới

2. Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT tại Việt Nam thời gian tới

Xuất phát từ thực tế triển khai thời gian qua và kết quả nhận định về triển khai thời gian tới, cùng với những đánh giá về triển vọng đầu tư CSHT tại Việt Nam giai đoạn tới, xin đưa ra một số khuyến nghị chung trong việc đẩy mạnh việc áp dụng có hiều quả mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân (PPP) trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, từng bước biến PPP trở thành hiện thực, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

2.1. Giải quyết các Vấn đề Pháp lý và Quản lý Nhà nước về PPP

2.1.1. Xây dựng khung pháp lý cho phát triển khu vực tư nhân và PPP

Sự rõ ràng trong pháp luật về PPP là cơ sở pháp lý cho các hoạt động PPP. Cơ sở pháp lý cho việc cưỡng chế thực thi các hợp đồng PPP tại các tòa án trong nước và/hoặc quốc tế và việc kháng cáo lên cơ quan tài phán quốc tế giải quyết tranh chấp.

Xây dựng khung pháp lý tổng thể về kinh doanh/thương mại,phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.Bao gồm các quy định về tôn trọng hợp đồng và cưỡng chế thực thi thông qua hệ thống tư pháp nhà nước. Có cơ chế quản lý tài chính hiệu quả và giám sát các tổ chức ngân hàng, các quy định về kế toán, báo cáo tài chính và kiểm toán phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Chính sách thuế hợp lý, dễ dự đoán và có tính cạnh tranh, bao gồm cả các sắc lệnh về thuế đối với lãi vốn và lãi cổ phần

Xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích và bảo vệ nhà đầu tư, cho phép chuyển đổi ngoại hối và chuyển lợi nhuận về nước một cách dễ dàng.

Hệ thống các quy trình hiệu quả trong việc đăng ký đất đai và quyền sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu tài sản (bao gồm cả quyển sở hữu trí tuệ), và sự công bằng trong các thủ tục đền bù của Nhà nước khi trưng thu tài sản tư nhân

Công bằng trong pháp luật về lao động, các quy trình tuyển dụng và sa thải. Sự minh bạch trong pháp luật và các quy định về môi trường, Đảm bảo hiệu quả công tác thi hành.

Đảm bảo cung cấp các bảo lãnh chính phủ, vốn và/hoặc trợ cấp chính phủ cần thiết để đảm bảo cho tính khả thi (về mặt tài chính) của dự án.

Một phần của tài liệu Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân (PPP) trong lĩnh vực đầu tư CSHT tại Việt Nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w