Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu nồi cơm điện của công ty cổ phần vinasimex (Trang 66 - 70)

58

Các cơ quan quản lý nhà nước cần phải tăng cường quản lý về mặt hàng hóa nhập khẩu, từ giá trị hàng hóa nhập khẩu đến kiểu dáng, mẫu mã và chất lương sản phẩm. Bên cạnh đó cần tăng cường quản lý các khâu quảng cáo và thông tin về sản phẩm để tránh gây ra sự quảng cáo sai lệch về sản phẩm, tránh cạnh tranh không lành mạnh và gây mất an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, nhà nước cần xây dựng các cơ chế chính sách và các chế tài cụ thể nhằm điều chỉnh mối quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh doanh mặt hàng nồi cơm điện, giữa các doanh nghiệp nhập khẩu với các doanh nghiệp cung cấp nước ngoài, giữa các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nồi cơm điện với các nhà phân phối trong nước. Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nồi cơm điện luôn nắm đằng chuôi trong cuộc chơi kinh doanh mặt hàng nồi cơm điện. Hầu hết các quyết định điều chỉnh liên quan tới kinh doanh đều xuất phát từ các nhà nhập khẩu mặt hàng nồi cơm điện.

Chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Để phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu, trước tiên cần phải có nguồn nhân lực có trình độ hiểu biết công nghệ cao. Các sản phẩm hàng gia dụng cao cấp được sản xuất tại các nước có nền công nghệ phát triển, sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất, vì vậy muốn phát triển kinh doanh mặt hàng này đòi hỏi đội ngũ kinh doanh và kỹ thuật phải có sự hiểu biết cặn kẽ về sản phẩm, chức năng cũng như công nghệ sử dụng để có thể tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử dụng một cách tối ưu nhất và hiệu quả cao nhất. Ngoài ra ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao còn chính là ưu tiên cho phát triển ngành sản xuất hàng gia dụng nước nhà, với những kinh nghiệm và kiến thức học hỏi được từ sản phẩm hàng gia dụng nhập khẩu có thể giúp phát triển nền sản xuất sản phẩm hàng gia dụng trong nước để có thể theo kịp về công nghệ và cạnh tranh được với những sản phẩm nhập khẩu cùng loại.

Từ trước tới nay, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành kinh doanh mặt hàng nồi cơm điện nhập khẩu đã bị bỏ qua, chưa được đề cập tới nên việc áp dụng khoa học công nghệ vào các sản phẩm hàng gia dụng của Việt Nam vẫn chưa được đầu tư sâu, chưa được áp dụng công nghệ cao cũng như chất lượng sản phẩm chưa tốt, các sản phẩm của chúng ta hiện nay mới manh mún và đơn giản, chưa cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu.

59

Chính sách hội nhập và tự do hóa thương mại

Hội nhập và tự do hóa thương mại đang là xu thế toàn cầu hiện nay. Việc hội nhập và tự do hóa thương mại đang làm phát triển nền khoa học kỹ thuật nước nhà, giảm thuế và giúp người dân được tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ hơn, nâng cao được sự hợp tác của các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, phá bỏ mọi rào cản về địa lý và văn hóa. Vì vậy nhà nước ta cần thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập và tự do hóa thương mại. Phải thực thi các chính sách mở cửa và đa phương hóa, giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận nền kinh tế. Đồng thời phải tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngoài và phải bảo lãnh cho các doanh nghiệp trong nước khi ra nước ngoài ký kết các hiệp định hợp tác phát triển về thương mại.

Chính sách chống hàng giả và hàng nhái kém chất lượng

Hiện nay trên thị trường tràn ngập những mặt hàng nồi cơm điện kém chất lượng và có xuất sứ không rõ ràng. Có những sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng hoặc có ghi xuất sứ ở những nước phát triển có nền công nghiệp sản xuất mặt hàng nồi cơm điện hàng đầu thế giới nhưng lại có chất lượng kém hoặc cũng có thể có chất lượng tốt nhưng lại không phải là hàng chính hãng như quảng cáo. Đó là những sản phẩm hàng giả, hàng nhái, những sản phẩm nhập lậu, sản xuất lậu không được đang ký hoặc không được nhà nước quản lý. Việc những sản phẩm như thế này lưu thông trên thị trường không những gây hại cho người tiêu dùng vì chất lượng kém, gây hại cho nhà nước vì không quản lý được hàng hóa, không thu được thuế mà còn gây hại cho người kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu minh bạch, tuân thủ pháp luật. Những sản phẩm này được bầy bán trên thị trường sẽ làm cho nhà nhập khẩu và kinh doanh hàng gia dụng bị mất thị phần, mất khách hàng và đôi khi còn làm mất uy tín của sản phẩm chính hãng.

Chính vì vậy việc kiểm soát chặt chẽ sản phẩm là hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng sẽ làm cho minh bạch hóa sản phẩm trên thị trường, giúp cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, giúp khách hàng tiếp cận được với những sản phẩm tốt nhất và giúp nhà nước tránh thất thoát được những nguồn thu vốn có.

60

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế hội nhập như bây giờ, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu nói riêng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động nhập khẩu không chỉ giúp công ty kinh doanh tăng lợi nhuận doanh thu cho công ty mà còn nâng cao chất lượng hàng hoá, tính cạnh tranh trong nước. Hơn nữa nó giúp cho đất nước tăng tỷ trọng phát triển của đất nước, đưa nước ta hội nhập nhanh chóng với các quốc gia trên khu vực và thế giới.

Công ty Cổ phần Vinasimex là một trong những công ty nhập khẩu đang phát triển trên địa bàn Hà Nội và xuyên suốt các miền tổ quốc. Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty ta có thể thấy tuy công ty trong giai đoạn 2016-2020 doanh thu và lợi nhuận có tăng nhưng vẫn chưa đồng đều. Các chỉ tiêu về tỷ suất lời nhuận chi phí và doanh thu còn chênh lệch, còn có tỷ lệ giảm nhưng không nhiều. Tuy vậy, công ty vẫn cố gắng đạt được những thành công trong chỉ tiêu kinh doanh của mình.

Từ việc phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh hiện tai của công ty, đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế và tồn tại trong công ty. Hy vọng công ty có thể dựa vào các biện pháp đề xuất ra để hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình; đạt được những mục tiêu, phương hướng và tầm nhìn của doanh nghiệp mình trong giai đoạn sắp tới.

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một số giáo trình

1. Đỗ Đức Bình – Nguyễn Thường Lạng (2019), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

2. PGS.TS. Đào Văn Hùng, TS. Bùi Thúy Vân (2015), Giáo trình Kinh tế quốc tế,

Học viện Chính sách và Phát triển, Hà Nội.

3. PGS.TS. Tạ Văn Lợi (2019), Giáo trình nghiệp vụ Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. TS. Bùi Thúy Vân (2017), Giáo trình nội bộ Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Học viện Chính sách và Phát triển, Hà Nội

Số liệu công ty

5. Công ty CP Vinasimex - Phòng Kế toán (2020), “Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016, 2017, 2018, 2019”, Hà Nội.

6. Công ty CP Vinasimex - Phòng Xuất Nhập khẩu (2020), “Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020”, Hà Nội.

7. Công ty CP Vinasimex - Phòng Hành chính nhân sự (2021),“Giới thiệu chung về Công ty CP Vinasimex”, Hà Nội.

Tài liệu trên website

8. Điều chỉnh chiến lược kinh doanh để phát triển. Tác giả Văn Thiên Lộc.2013, http://doanhnhan.vneconomy.vn/20130123103459678P0C5/dieu-chinh-chien- luoc-kinh-doanh-de-phat-trien.htm

9. Những dự báo về triển vọng kinh tế Việt Nam – Tạp chí tài chính, http://www.tapchitaichinh.vn/

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu nồi cơm điện của công ty cổ phần vinasimex (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)