Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Vinasimex

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu nồi cơm điện của công ty cổ phần vinasimex (Trang 35 - 37)

Bộ máy tổ chức của Công ty

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Cty CP Vinasimex

Nguồn: Phòng hành chính- nhân sự của Công ty CP Vinasimex Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực nhất cao nhất công ty, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và có nhiệm vụ: Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động của công ty. Bầu, bãi nhiệm hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Các nhiệm vụ khác do điều lệ quy định.

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính- kế toán Phòng xuất – nhập khẩu Phòng Logistics

27

Hội đồng quản trị: báo cáo trước đại hội đồng cổ đông về tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng phát triển và kế hoạch hoạt động sản xuất của công ty. Các nhiệm vụ khác do điều lệ quy định.

Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty.

Ban giám đốc: Xây dựng chiến lược hoạt động của công ty, thiết lập, giám sát, kiểm tra, duy trì hệ thống quản lý và hoạt động của toàn thể công ty để đạt được mục tiêu chiến lược đề ra, hỗ trợ tư vấn cho các phòng ban, giải quyết các vấn đề chuyên môn chung của công ty.

Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các chính sách về tuyển dụng và đào tạo cán bộ công nhân viên, quản lý hồ sơ lý lịch công nhân, thống kê và quản lý lao động trong công ty, tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch, triển khai giám sát thực hiện, cải tiến và hoàn thiện công tác tổ chức.

Phòng tài chính –kế toán:

- Thực hiện công tác tài chính và kế toán của công ty theo quy định của pháp luật. Quản lý việc sử dụng vốn của công ty, theo dõi tình hình ghi chép sổ sách, tính toán phản ánh kịp thời các số liệu hiện có, tình hình luân chuyển, sử dụng tài sản, vật chất, tiền vốn và xác định kết quả kinh doanh của công ty.

- Tham mưu cho Ban giám đốc

- Tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, áp dụng quy trình quản lí chất lượng theo quy định

Phòng xuất - nhập khẩu

- Tìm kiếm nhà cung cấp, thường làm việc tại các công ty thương mại nhỏ, kinh doanh nhiều mặt hàng, nhà cung cấp không cố định

- Liên hệ nhà cung cấp để hỏi hàng, xin báo giá

- Phân tích báo giá nhận được, dự toán các chi phí nhập khẩu (phí vận tải, thuế nhập khẩu…)

- Soạn thảo Hợp đồng ngoại thương và đàm phán về các điều khoản hợp đồng

- Chuẩn bị các chứng từ thanh toán (mở L/C, chuyển tiền..)

- Thực hiện các công việc cần thiết về vận tải quốc tế để đưa hàng về kho - Tiến hành khai báo Hải quan

- Đưa hàng về nhập kho

28

- Phụ trách chỉ đạo chính trong công tác nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hàng hóa xuất- nhập, phát triển thị trường tiêu dùng sản phẩm.

- Quản lý thương hiệu, xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Dự báo thị trường trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế phù hợp với Công ty; lên kế hoạch liên kết và liên doanh khai thác tạo nên thị trường trong và ngoài nước ổn định, mở rộng thị phần.

- Thực hiện các công việc khác do Lãnh đạo Tổng Công ty giao.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu nồi cơm điện của công ty cổ phần vinasimex (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)