Nhà nước cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách cũng như cơ chế điều hành xuất nhập khẩu cùng với tiến trình hội nhập phù hợp với chính sách bảo hộ có chọn lọc. Nhà nước cần hướng dẫn doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận các chính sách hỗ trợ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và nhà nước có thể quản lý tốt các cơ chế lãi suất ổn định tỷ giá, tỷ lệ lạm phát nhằm ổn định nền kinh tế. Nhà nước cần nâng cao tính ổn định của cơ chế điều hành nhập khẩu để các công ty nhập khẩu hàng hóa có kế hoạch cụ thể với những thay đổi. Từ đó hoạt động kinh doanh sẽ không bị gián đoạn hay ngưng đọng.
Cho đến nay cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện cơ chế quản lý nhập khẩu. Song, vẫn còn một số tồn tại trong nguyên nhân khách quan và chủ quan gây khó khăn cản trở cho việc nhập khẩu hàng hóa. Nhà nước cần tiến hành đơn giản hóa và loại bỏ những bước không cần thiết gây phiền hà trong thủ tục nhập khẩu. Hiện tại có quá nhiều công ty tham gia vào nhập khẩu, ngoài hải quan còn có cơ quan quản lý của ngành, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý địa phương. Đôi khi những bộ phận này có sự chồng chéo trong việc quản lý theo những nguyên tắc khác nhau gây nhiều khó khăn cho các đơn vị thương mại. Nhà nước cần xây dựng mô hình quản lý thống nhất để giảm bớt thủ tục cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó về thuế nhập khẩu nhà nước cần điều chỉnh lại thuế nhập khẩu hoàn thiện một cách cụ thể chính xác cho từng loại mặt hàng nhập khẩu để công ty có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình một cách chủ động.
Nhà nước nên tổ chức thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp. Thông tin ngày nay có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính vì thế nhà nước cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn thông
63
tin kinh tế cho doanh nghiệp về tình hình kinh tế trong nước và ngoài nước, cập nhật những biến động của thị trường để dự đoán về tình hình biến động đó. Từ đó công ty có thể đưa ra kế hoạch nhập khẩu hợp lý tránh rủi ro nhất. Chính phủ cần xây dựng các trung tâm nghiên cứu thị trường quốc tế để hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp, kịp thời thông báo những biến động trên thị trường giúp doanh nghiệp sớm nhận biết được tình hình. Nhà nước cần đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận, tải thông tin liên lạc để doanh nghiệp có thể giảm bớt các chi phí như chi phí vận chuyển lưu kho, thời gian bốc dỡ hàng và thủ tục nhận hàng được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, cho vay vốn với lãi suất thấp trong thời gian dài. Nếu có thể chỉ đạo đến các ngân hàng bảo lãnh cho các đơn vị nhập khẩu có thể vay được từ các hãng sản xuất nước ngoài dưới hình thức trả chậm. Điều này đặc biệt quan trọng khi các đơn vị phải tiến hành những kế hoạch phân bổ khá lớn so với khả năng của mình. Đồng thời, đào tạo đội ngũ chuyên gia có phẩm chất, có năng lực, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động kinh doanh đối ngoại của Nhà nước và các doanh nghiệp. Đó phải là những người giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ nắm vững chính sách và luật pháp trong và ngoài nước để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.