Để đánh giá đúng đắn về hiệu quả nhập khẩu hàng hóa của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata trong thời gian vừa qua, bên cạnh việc chỉ ra những thành tựu mà công ty đã đạt được thì không thể không đề cập đến những hạn chế vẫn còn tồn tại, từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục từng bước hoàn thiện hơn nữa hiệu quả nhập khẩu của công ty. Để thúc đẩy công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ trong sự cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay, chi phí phát sinh trong nhập khẩu hàng hóa còn khá
50
cao. Thời gian thực hiện một hợp đồng là khá dài, một mặt hàng nhập khẩu khi về đến Việt Nam thì nhu cầu đã bị hạ xuống ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của công ty cũng như gây mất uy tín của công ty với các đối tác, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc theo dõi quản lý hàng hóa nhập khẩu.
2.3.2.1. Hạn chế
Về hiệu quả nhập khẩu:
Các chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu của công ty nhìn chung khá ổn định, tuy nhiên vẫn còn ở mức khá, đặc biệt trong tình hình kinh tế hiện nay việc nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư… đòi hỏi số vốn khá lớn. Do đó việc đảm bảo độ an toàn trong công tác thanh toán và chi phí nhập khẩu cần được coi trọng. Những chỉ tiêu về lợi nhuận nhập khẩu của công ty chỉ dao động trong khoảng 0,6% đến 0,8% đây là tỷ suất lợi nhuận không quá cao khi mà công ty bỏ ra một đồng chi phí hoặc doanh thu chỉ thu được về 0.006 hoặc 0,008 đồng lợi nhuận.
Qua bảng 2.4 ta cũng có thể thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu nhập khẩu của công ty có phần biến động qua các năm. Năm 2019 so với năm 2018 tỷ lệ doanh thu tăng 14,4% (nằm trong vùng chỉ số an toàn 10-20%) nhưng năm 2020 so với năm 2019 thì tỷ lệ tăng trưởng chỉ đạt 4,63%. Chỉ số này cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của công ty đang giảm đáng kể và ở mức không an toàn. Việc tỷ lệ tăng trưởng doanh thu giảm là do mức độ tiêu thụ hàng chậm hơn so với năm trước, hàng hóa bị ứ đọng một khoảng thời gian khá dài vì dịch bệnh, một lượng hàng lớn bị kẹt lại ở kho bãi khi nhập về vì thời gian lực lượng hải quan làm bị hạn chế do tình hình dịch bệnh. Vì vậy tuy doanh thu nhập khẩu có tăng so với năm trước nhưng tăng không nhiều nên tỷ lệ tăng trưởng từ đó cũng thấp hơn. Điều đó cho thấy tuy các chỉ số đều tăng nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của công ty qua các năm càng thấp và có xu hướng giảm do tình trạng chung của nền kinh tế dù công ty đã cố gắng cải thiện và đảm bảo doanh thu và lợi nhuận hàng nhập khẩu.
Về chi phí kinh doanh, chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu khá cao do hệ thống kho bãi, nguồn vốn kinh doanh của công ty còn hạn chế và phân tán cho nhiều hạng mục.Tình trạng thiếu kho chứa hàng tại công ty làm nảy sinh thêm chi phí thuê kho bãi cho mỗi hợp đồng kinh doanh. Điều này vừa làm giảm sự chủ động trong quá trình thu mua, vận chuyển và bảo quản hàng hóa đồng thời làm gia tăng đáng kể chi phí phát sinh cho mỗi hợp đồng nhập khẩu. Công ty chưa thiết lập được mạng lưới phân phối toàn diện và hiệu quả do đó làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của những mặt hàng nhập khẩu.
51 Về thị trường nhập khẩu
Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Nhật Bản đây là đối tác lâu năm và có nhiều chính sách ưu đãi cho công ty. Tuy nhiên việc quá phụ thuộc vào thị trường này khiến cho công ty không ít lần gặp khó khăn vì các vấn đề khách quan từ phía bạn hàng từ việc thiếu nguồn cung đến khó khăn trong việc vận chuyển trong tình hình dịch bệnh. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nhập khẩu của công ty.
Về thị trường tiêu thụ và cách thức quảng bá sản phẩm, thương hiệu công ty Thị trường bán hàng của doanh nghiệp còn hạn chế, chủ yếu cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất và các bạn hàng lâu năm. Vì thế thị trường kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa được mở rộng nhiều từ khi thành lập. Công ty chưa tiếp cận được với những thị trường tiêu thụ lớn ở nước ngoài. Các đối tác trong nước đa số là các đối tác cố định cũng chưa có nhiều khách hàng mới để mở rộng thị trường tiêu thụ. Các hoạt động marketing của doanh nghiệp gần như rất ít dưới mọi hình thức. Thương mại điện tử tại công ty chưa được đẩy mạnh và sử dụng phổ biến. Trên website công ty chỉ mang hình thức tượng trưng và liệt kê không cụ thể và thu hút người xem khiến khách hàng khó tiếp cận được với sản phẩm của doanh nghiệp.
Về chính sách đối với hàng hóa
Giá hàng nhập khẩu mà công ty mua từ nước ngoài về không phải là mức giá thấp nhất ngoài thực tế. Đồng tiền tính toán thường là tiền của nước nhà cung cấp. Do đó công ty không thể dự đoán trước được sự biến động về đồng tiền trên thị trường nên nhiều khi công ty đã phải chịu những khoản chi phí khá lớn cho sự biến động về tỷ giá giữa đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán. Chính điều đó dẫn đến lợi nhuận nhập khẩu không đúng với lợi nhuận đáng ra phải có. Công ty chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo hiểm hàng hóa cũng như giải quyết khiếu nại, tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng mục đích nhằm đảm bảo quyền lợi công ty.
Về nhân lực
Với những nhân viên đang công tác trong lĩnh vực nhập khẩu của công ty vẫn chưa được đào tạo chuyên sâu, thiếu kinh nghiệm trên thương trường, đặc biệt là những nhân viên mới vào nghề. Trong quá trình tiếp xúc và thực hiện các đơn đặt hàng với bạn hàng quốc tế một số nhân viên còn thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ đàm phán ký kết hợp đồng và trình độ ngoại ngữ gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả nhập khẩu hàng hóa. Quy mô công ty chưa lớn, chưa có mối quan hệ lâu năm với các cơ quan liên quan đến việc thực hiện quy trình và công ty chưa có đội ngũ chuyên nghiên cứu thị trường. Khối lượng
52
công việc của bộ phận xuất nhập khẩu quá nhiều vì phải đảm đương cả nhiệm vụ nghiên cứu thị trường.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
Thị trường thông tin Việt Nam chưa phát triển đặc biệt là thông tin về thị trường nước ngoài còn bị nhiều hạn chế. Do đó, các doanh nghiệp không có đủ thông tin cho việc nhập khẩu, điều này đã làm cho việc mua hàng kém hiệu quả. Quy mô công ty chưa lớn, chưa có mối quan hệ lâu năm với các cơ quan liên quan đến việc thực hiện nhập khẩu hàng hóa nên công việc còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc.
Hệ thống kho bến bãi vận chuyển trong nội địa của nước ta còn yếu kém gây nhiều tổn thất làm tăng chi phí cho hàng nhập khẩu làm giảm bớt khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Sự thiếu đồng bộ trong các chính sách pháp luật quy chế, quy định của nhà nước về quản lý nhập khẩu cũng như sự thiếu đồng bộ của các quy định hải quan, nghiệp vụ quản lý nhập khẩu gây ra những khó khăn không nhỏ cho công ty trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.
Trong sự phát triển của cơ chế thị trường thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất lớn. Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata vì tuổi đời và kinh nghiệm thương trường chưa nhiều nên mức độ cũng như quy mô chưa lớn. Những khách hàng lớn thường ưa chọn những đối tác lâu năm và có danh tiếng trên thị trường. Trong cùng một ngành có quá nhiều đối thủ cạnh tranh có quy mô và năng lực về tài chính lớn cùng với đó là khả năng đầu tư vào nhiều lĩnh vực. So với nhiều doanh nghiệp khác Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata vẫn đang phát triển và hoàn thiện nên khả năng cạnh tranh trên thị trường là chưa cao.
Nguyên nhân chủ quan
Công ty chưa có đội ngũ chuyên nghiên cứu thị trường dẫn đến việc quá tải công việc cho nhân viên phòng xuất nhập khẩu làm giảm hiệu quả và năng suất lao động. Công ty thuê FWD bên ngoài làm thủ tục hải quan, vì thế mất nhiều thời gian cũng như thiếu sự chủ động trong việc giải quyết công việc. Đồng thời sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các phòng ban còn chưa thực sự hiệu quả và gặp nhiều bất cập nhất là khi có sự cố hay sai sót trong quy trình. Đặc biệt, cơ sở vật chất, kỹ thuật trong các khâu liên quan đến việc làm chứng từ vẫn chưa được đầu tư mạnh nên mất nhiều thời gian, nhân viên bị động trong quá trình làm việc.
Công ty cũng chưa có bộ phận marketing để quảng bá thương hiệu, thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu. Chính vì thế mà lượng hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của công
53
ty phải phụ thuộc quá nhiều vào đơn đặt hàng của khách hàng chứ không phải dựa trên việc hoạch định và dự kiến nhu cầu tiêu thụ. Vì không có bộ phận marketing nên hàng hóa nhập khẩu về không có sự chủ động, khó mở rộng được thị trường.
Những cán bộ trẻ trong công ty đã được hướng dẫn và đào tạo nhưng lại chưa có đủ bề dày kinh nghiệm nên dễ bị sai sót trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng thực hiện hợp đồng. Công tác khắc phục nhược điểm phát huy thế mạnh của từng cán bộ trong quá trình chuyển đổi thế hệ này là một khó khăn khá lớn.
Tóm lại có thể thấy trong những năm qua công ty đã được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước nhưng bên cạnh đó vẫn còn những mặt tồn tại cần phải được khắc phục. Nhiệm vụ của công ty trong những năm tới là phát huy được thế mạnh của mình, khắc phục khó khăn và đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời phải linh hoạt năng động trong việc nhập khẩu hàng hóa để đem đến lợi nhuận nhập khẩu tối đa.
54
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU HÀNG