Quảnlý tài sản lưu động:

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. (Trang 27 - 31)

Khác với tài sản cố định, tài sản lưu động phần lớn đóng vai trò là đối tượng lao động, tức là các vật bị tác động trong quá trình chế biến, bởi lao động của con người hay máy móc. Do đó, tài sản lưu động phản ánh các dạng nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ liệu v.v Tuy nhiên cần lưu ý một số loại công cụ lao động nhỏ, dụng cụ nhỏ cũng được coi là tài sản lưu động mặc dù về bản chất chúng thuộc tài sản cố định, vì chúng có giá trị nhỏ và thường xuyên được thay thế.

Đối với tài sản lưu động, chúng ta không có khái niệm khấu hao vì giá trị của tài sản lưu động được chuyển một lần và toàn bộ vào sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất. Chúng ta có thể cơ cấu và phân loại một số loại tài sản lưu động chủ yếu sau đây:

- Tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền trên các tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển (nội tệ và ngoại tệ) đều thuộc nhóm "tài sản bằng tiền". Đây là loại tài sản phản ánh khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp, một số doanh nghiệp sẽ chịu cảnh lao đao, thậm chí là nguy cơ phá sản nếu thiếu tiền mặt đây cũng là một điểm đáng chú ý khi xây dựng một cơ chế quản lý tài chính cho doanh nghiệp.

- Các tài sản tương đương tiền Đây cũng là nhóm tài sản có khả năng

chuyển đổi cao, tức là dễ bán, dễ chuyển đổi thành tiền khi cần thiết. Nhóm tài sản này bao gồm các loại chứng khoán nhưng chỉ các loại chứng khoán ngắn hạn hay sắp đến kỳ thanh toán. Ngoài ra cũng phải kể đến một số loại như hối phiếu, kỳ phiếu, chứng từ thanh toán v.v

- Chi phí trả trước: Bao gồm các khoản tiền mà Công ty đã trả trước cho

người bán, nhà cung cấp hay các đối tượng khác. Một số khoản trả trước có độ rủi ro cao, phụ thuộc vào nhiều yếu tố không dự đoán trước được.

- Các khoản phải thu: Các khoản phải thu là một loại tài sản quan trọng

của doanh nghiệp, đặc biệt là các Công ty kinh doanh thương mại, mua bán hàng hoá. Hoạt động mua bán chịu giữa các bên làm phát sinh các khoản tín dụng thương mại. Thực ra, các khoản phải thu gồm nhiều khoản mục khác nhau tuỳ theo tính chất của quan hệ mua bán, quan hệ hợp đồng. Trong thực tế, cần có những quy định cụ thể, những chính sách nhất định để quản lý loại tài sản này, đảm bảo khả năng thanh toán và bảo tồn nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp.

- Hàng hoá vật tư (Inventory) Hàng hóa vật tư được theo dõi trong một

tài khoản gọi là hàng tồn kho. Hàng tồn kho trong khái niệm này không có nghĩa là hàng hóa bị ứ đọng, không bán được, mà thực chất bao hàm toàn bộ các hàng hoá vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các nhà kho, quầy hàng hoặc trong xưởng. Trên thực tế, hàng hoá tồn kho có thể bao gồm hàng trăm chủng loại khác nhau. Tuy nhiên, có thể gộp lại thành ngững nhóm sau: nguyên liệu vật liệu chính, vật liệu phụ, thành phẩm, sản phẩm dở dang, công cụ lao động nhỏ, phụ tùng thay thế, sản phẩm hỏng và các loại khác.

- Các chi phí chờ phân bổ Trong thực tế hoạt động, một khối lượng nguyên vật liệu và một số khoản chi phí đã phát sinh nhưng có thể chưa được phân bổ vào đánh giá thành phẩm hay dịch vụ. Những khoản này sẽ được đưa vào giá thành trong khoảng thời gian thích hợp.

1.2.2.3 Quản lý doanh thu và chi phí đối với doanh nghiệp NQD:

Doanh thu và chi phí là hai chỉ tiêu quan trọng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ chế quảnlý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng liên quan đến việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh và mức thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của bản thân doanh nghiệp cũng như lợi ích của nhà nước.

1.2.2.3.1 Quản lý doanh thu đối với doanh nghiệp NQD:

Doanh thu là chỉ tiêu tài chính phản ánh tổng giá trị được tính bằng tiền của hàng hoá và dịch vụ đã tiêu thụ trong một thời gian nhất định. Doanh thu của một doanh nghiệp gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ các hoạt động bất thường khác.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền bán hàng, cung ứng dịch vụ trong kỳ được ghi nhận từ khi khách hàng chấp nhận trả tiền. Doanh thu gộp tức là doanh thu bao gồm cả các khoản giảm

trừ. Doanh thu thuần hay doanh thu ròng là hiệu số của doanh thu gộp và các khoản giảm trừ, như hàng hoá bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng.

Ngoài ra doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn bao gồm:

+ Các khoản chi phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), trợ giá, phụ thu theo quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp được hưởng đối với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ

+ Giá trị các sản phẩm hàng hoá đem biếu tặng, trao đổi hoặc tiêu dùng cho sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp.

Doanh thu từ hoạt động tài chính là doanh thu phát sinh do việc cho các bên khác sử dụng, thuê tài sản của công ty, lãi phát sinh từ việc đầu tư vào các tài sản tài chính, lãi tiền gửi, trái phiếu, mua bán các loại chứng khoán và từ việc đầu tư vào các dự án và công ty khác. Ngoài ra, doanh thu từ hoạt động tài chính còn bao gồm: Từ hoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc thu nhập về chênh lệch tỷ giá nghiệp vụ ngoại tệ theo quy định của chế độ tài chính; Hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán; Tiền cho thuê tài sản đối với doanh nghiệp cho thuê tài sản không phải là hoạt động kinh doanh thường xuyên.

Doanh thu khác phát sinh là do các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như: thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa; các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, thu chuyển nhượng, thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xoá sổ nay thu hồi được, hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích vào chi phí của năm trước, hoàn nhập số dư chi phí trích trước về bảo hành hàng hoá, sản phẩm, công trình và hạng mục công trình khi hết thời hạn bảo hành, chi phí trích trước về sửa chữa TSCĐ lớn hơn số

thực chi; thu về cho sử dụng hoặc chuyển quyền sử dụng sở hữu trí tuệ, thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, thu về chiết khấu thanh toán, thu về chiết khấu thanh toán, các khoản thuế phải nộp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) được Nhà nước giảm.

Chú ý rằng doanh thu thực được ghi nhận khi hàng hoá, dịch vụ được xác định là thực hiện nghĩa là đã giao hàng, đã thanh toán hoặc khách hàng chấp nhận trả tiền. Đây là một cơ sở quan trọng để xác định doanh thu trong doanh nghiệp.

1.2.2.3.2. Quản lý chi phí đối với doanh nghiệp NQD:

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố tiêu hao phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định. Về bản chất, chỉ tiêu chi phí phản ánh sự tiêu hao, sự phí tổn các yếu tố hữu hình và vô hình dưới hình thức tiêu hao lao động sống và lao động quá khứ trong một thời kỳ nhất định.

Trong cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp, cần chú trọng hoàn thiện các quy định, các nguyên tắc hạch toán chi phí. Số liệu và thông tin báo cáo sai lệch có thể dẫn đến những quyết định sai. Một trong những nguyên nhân thường gây ra sai sót trong kế toán chi phí, đó là sự lẫn lộn giữa chi phí phát sinh và khoản tiền chi ra của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Ngoài ra, doanh nghiệp được hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế phát sinh có chứng từ hợp pháp, hợp lệ, hợp lý. Cơ chế tài chính còn phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa chi phí sản xuất kinh doanh thực tế phát sinh và chi phí được thừa nhận để xác định lợi nhuận chịu thuế. Nói cách khác, cơ chế phải làm rõ sự khác biệt giữa nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp và các quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau). Các chi phí của doanh nghiệp bao gồm các loại chính sau:

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w