Quảnlý việc phân phối lợi nhuận đối với doanh nghiệp NQD:

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. (Trang 35 - 42)

d) Chi phí hoạt động kinhdoanh trong doanh nghiệp thương nghiệp:

1.2.2.4. Quảnlý việc phân phối lợi nhuận đối với doanh nghiệp NQD:

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động trong doanh nghiệp. Lợi nhuận là số tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó.

Nội dung lợi nhuận doanh nghiệp bao gồm:

- Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh: là số lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận từ hoạt động khác: là số lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác, bao gồm từ hoạt động tài chính và bất thường.

Các phương pháp cơ bản xác định lợi nhuận của doanh nghiệp:

* Phương pháp trực tiếp : Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định trực tiếp từ kết quả hoạt động của doanh nghiệp như sau:

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần - Trị giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Hoặc Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần - Giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ trong kỳ Trong đó: - Doanh thu thuần =

Doanh thu tiêu

thụ -

Các khoản giảm trừ doanh thu

- Các khoản doanh

thu =

Hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt

Trị giá vốn hàng bán :

+ Đối với doanh nghiệp sản xuất:

Trị giá vốn hàng bán =

Giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Giá thành SX của khối lượng SP tiêu thụ trong kỳ = Giá thành SX của khối lượng SP tồn kho đầu kỳ + Giá thành SX của khối lượng SP sản xuất trong kỳ - Giá thành SX của khối lượng SP tồn kho cuối kỳ + Đối với doanh nghiệp thương nghiệp:

Trị giá vốn hàng bán = Trị giá mua vào của hàng hoá bán ra

Trị giá mua vào của hàng hoá bán ra = Trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng hoá mua vào trong kỳ

-

Trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ

Lợi nhuận từ các hoạt động khác bao gồm lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính = Thu nhập HĐTC - Chi phí HĐTC Lợi nhuận hoạt động bất thường = Thu nhập HĐBT - Chi phí HĐBT

Tổng số lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là tổng số lợi nhuận từ các hoạt động trên được xác định như sau:

Lợi nhuận trước thuế TNDN = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận từ hoạt đông bất thường Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuần trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp Hoặc

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế x (1- Thuế suất thuế TNDN)

* Phương pháp xác định lợi nhuận gián tiếp ( xác định qua các bước trung gian)

Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính dần qua từng khâu hoạt động. Cách tính này cho phép người quản lý nắm được quá trình hình thành lợi nhuận và tác động của từng khâu hoạt động đến kết quả hoạt đông kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận sau thuế. Dưới đây là cách xác định lợi nhuận theo phuơng pháp đang được sử dụng ở nước ta hiện nay:

1. Doanh thu bán hàng 2. Cáckhoản giảm trừ

- Giảm giá hàng bán - Hàng bán bị trả lại - Thuế xuất khẩu

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

3. Doanh thu thuần về bán hàng (= 1 - 2) 4. Trị giá vốn hàng bán

6. Chi phí bán hàng

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp

8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ( = 5 - 6 - 7 ) 9. Thu nhập hoạt động tài chính

10. Chi phí hoạt động tài chính

11. Lợi nhuận hoạt động tài chính ( = 9 - 10 ) 12. Thu nhập hoạt động bất thường

13. Chi phí bất thường

14. Lợi nhuận bất thường ( = 12 - 13 ) 15. Lợi nhuận trước thuế ( = 8 + 11 + 14 ) 16. Thuế thu nhập doanh nghiệp

17. Lợi nhuận sau thuế ( = 15 - 16 ) *Quá trình phân phối lợi nhuận doanh nghiệp

Lợi nhuận làm ra của các doanh nghiệp cần được phân phối và sử dụng một cách đúng đắn và hợp lý.

Phân phối lợi nhuận đúng đắn được hiểu là kết hợp hài hoà lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, do vậy nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích người lao động và tạo nguồn thu cho Nhà nước.

Lợi nhuận thực hiện trong năm được phân phối theo cách sau (căn cứ trên Nghị định 59/NĐCP và 27/NĐCP về cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp quốc doanh):

- Chuyển lỗ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có) - Nộp thuế thu nhập theo luật định

- Bù lỗ các năm trước không được bù vào lợi nhuận trước thuế

- Trả tiền vi phạm pháp luật Nhà nước như: Vi phạm luật thuế, luật giao thông, luật môi trường, luật thương mại và quy chế hành chính... sau khi đã trừ đi tiền bồi thường của tập thể cá nhân gây ra (nếu có)

- Trừ các khoản chi thực tế đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế

- Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có).

Phần lợi nhuận còn lại dùng để trích lập các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp: Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, Quỹ đặc biệt đối với một số ngành đặc thù ( như ngân hàng thương mại, bảo hiểm v.v ...), Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi.

Đối với các công ty cổ phần thì lợi nhuận sau khi đã nộp đủ thuế theo luật định được phân chia do đại hội cổ đông quyết định, trong đó có số lợi nhuận trích lập các quỹ của công ty, số lợi nhuận chia cho các cổ đông hàng năm

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì phần lợi nhuận sau thuế được phân chia theo quyết định của các thành viên công ty.

Điều đáng lưu ý đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế là phải trích 5% lãi ròng hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc cho đến mức 10% vốn điều lệ của công ty theo pháp luật quy định.

Cũng những phân tích trên, thuế thu nhập doanh nghiệp rõ ràng có một vai trò rất quan trọng trong việc phân phối lợi nhuận của các doanh nghiệp NQD. Trên giác độ quản lý nhà nước, thuế chính là một công cụ hữu hiệu mà nhà nước có thể dùng để tác động đến các doanh nghiệp NQD. Tuỳ thuộc vào từng ngành nghề sản xuất kinh doanh, loại hình công ty, quy mô triển vọng

phát triển... nhà nước có thể ra những chính sách thuế nhằm khuyến khích phát triển hay hạn chế đối với các loại hình doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp NQD, lợi nhuận sau thuế mới là điều mà họ quan tâm nhất, mục tiêu lớn nhất của họ. Vì thế, không thể phủ nhận rằng các doanh nghiệp tư nhân luôn có xu hướng trốn thuế, lách thuế, lậu thuế. Vấn đề đặt ra là một cơ chế quản lý thuế đối với doanh nghiệp cần được xây dựng và thực hiện một cách hợp lý, chặt chẽ, công bằng và hiệu quả. Sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu chung nhất về thuế TNDN.

* Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập của doanh nghiệp.

Thuế thu nhập phải nộp được tính theo công thức: Thuế thu nhập phải nộp = Thu nhập chịu thuế X Thuế suất thuế thu nhập Thu nhập chịu thuế = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế - Chi phí tính thuế hợp lý + Thu nhập chịu thuế khác

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ, bao gồm cả cáckhoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. Đối với trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là tổng giá thanh toán, bao gồm cả thuế GTGT. Đối với trường hợp tính thuế GTGT theo phương phát khấu trừ thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là doanh thu không có thuế GTGT.

+ Khấu hao tài sản cố định + Chi phí nguyên vật liệu + Tiền lương, tiền công

+ Chi phí nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, hỗ trợ giáo dục

+ Chi phí mua ngoài

+ Chi cho lao động nữ, bảo hộ lao động, y tế, công đoàn + Chi trả lãi tiền vay

+ Trích dự phòng + Trợ cấp thôi việc

+ Chi phí tiêu thụ, bảo hành sản phẩm + Quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại + Thuế, phí, tiền thuê đất

+ Chi phí quản lý của công ty mẹ

+ Bên đi thuê trả tiền trước cho nhiều năm

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w