Chương III: THIẾT LẬP CƠ CHẾ QUẢNLÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DNNQD Ở NƯỚC TA
3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ khác:
Bên cạnh việc nhanh chóng hoàn thiện và ban hành một văn bản pháp luật cấp Nghị định về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh như đã nói ở trên, chúng ta cũng phải đồng bộ tiến hành các chính sách và biện pháp khác nhằm phát huy tối đa hiệu lực của nó. Việc triển khai nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chính đối với khu vực KTTN đang trở thành nhu cầu ngày một bức thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay để quy định một cách rõ ràng, công khai những vấn đề Nhà nước yêu cầu quảnlý thống nhất, có tính nguyên tắc như : trích nộp bảo hiểm xã hội, trích lập các quỹ bắt buộc đối với một số doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù… và những hướng dẫn làm căn cứ cho các doanh nghiệp lựa chọn hình thức thực hiện (như huy động vốn, hình thức và phương pháp trả lương, phân phối thu nhập… ). Những quy định này sẽ góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cả về nghĩa vụ và các ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp “dân doanh”. Các doanh nghiệp “dân doanh” phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho người lao động, trích lập các quỹ dự phòng mất việc làm, thực hiện công khai tài chính một cách thích hợp…
Bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách tài chính đối với khu vực KTTN: Có
cơ chế kiểm tra chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh và quản lý sau đăng ký, khắc phục tình trạng doanh nghiệp lợi dụng đăng ký dễ dàng để làm ăn phi pháp, buôn bán hoá đơn, trốn thuế. Đề nghị bổ sung, sửa đổi khoản 3 - Điều 118 Luật Doanh nghiệp theo hướng: Một năm doanh nghiệp báo cáo tài chính làm 2 kỳ, báo cáo phải gửi cho cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và thống kê.
Chính phủ cần sớm quy định tiêu chí để dánh giá, phân định hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân cho đúng tính chất của từng loại hình kinh doanh, làm cơ sở cho việc áp dụng cơ chế và phương thức quản lý thu thuế, chống gian lận trong kê khai, nộp thuế.
Xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cần xây dựng cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này áp dụng phương thức quản lý tài chính thống nhất, phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý, hướng dẫn của các cơ quan chức năng.
Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc hình thành, thực hiện, theo dõi, thanh lý, giải quyết tranh chấp các hợp đồng tài chính và xử lý các vấn đề tài chính khi doanh nghiệp phá sản hay giải thể theo quy luật kinh tế thị trường.
Chính sách thuế: Có thể nói rằng chính sách thuế luôn có tác động nhạy
cảm và là vấn đề mang tính thời sự đối với khu vực KTTN. Xin đưa ra một số giải pháp cải tiến chính sách thuế như sau:
Thuế GTGT và TTĐB, về nguyên tắc, Nhà nước khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, không hạn chế đối tượng này được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế nếu đầy đủ các điều kiện quy định. Vì vậy, để tháo gỡ, cần thiết phải có biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh giúp đỡ các hộ kinh doanh hoạt động theo đúng khuôn khổ luật pháp và môi trường kinh doanh thuận lợi mà Nhà nước tạo ra. Ngoài ra, trong thời gian tới cần kiên quyết loại bỏ quy định về khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào.
Đối với thuế TNDN, cần giải quyết tiếp những vướng mắc về vấn đề xác định chi phí hợp lý để tính thuế (chẳng hạn như chi phí tiền lương, tiền công) dẫn đến xác định lợi nhuận không thực tế. Các doanh nghiệp NQD trả lương cho người lao động là tiền lương thực tế, phù hợp với mức sống và đóng góp của họ, nhưng quy định về xác định chi phí tiền lương lại tuân theo nguyên tắc tiền lương thực tế không vượt quá định mức tiền lương của DNNN hoạt động trong cùng lĩnh vực. Một vấn đề khác cần quan tâm là Luật thuế TNDN quy định điều tiết một phần thu nhập đối với hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao nhưng đến nay (sau gần 3 năm) vẫn chưa thực hiện được. Điều này dẫn đến hiện tượng ở nông thôn, có một số ít hộ, cá nhân giàu lên rất nhanh mà không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, không đảm bảo công bằng xã hội ( giữa các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, giữa các hộ gia đình, cá nhân nông thôn).
Chính sách tín dụng ngân hàng: Ngoài việc khuyến khích cho vay ưu đãi
theo loại dự án đầu tư có khuyến khích không kể dự án đó thuộc thành phần kinh tế nào, đối với khu vực kinh tế tư nhân cần phải loại bỏ những hàng rào
ngăn cản khu vực này tiếp cận với các loại hình tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, đó là mức tín dụng, mức lãi suất và vấn đề về thế chấp, thủ tục xin vay tín dụng. Hiện nay, Ngân hàng chỉ quy định mức lãi suất cơ bản song trên thực tế, khu vực kinh tế tư nhân vẫn phần nào bị phân biệt đỗi xử, do đó, thường được vay vốn với lãi suất cao hơn so với các DNNN. Các điều tra gần đây cũng cho thấy tỷ lệ vay vốn của các doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm một tỷ lệ hết sức khiêm tốn khoảng 2%-5% tổng vốn mà ngân hàng cho các doanh nghiệp trong nước vay. Theo một số ý kiến, nên có chính sách ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc cấp tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp này. Hoặc cho các doanh nghiệp tư nhân có quyền thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng.
Mở rộng phương thức thanh toán, trước hết, các doanh nghiệp tư nhân có khả năng sản xuất kinh doanh và có uy tín trên thị trường cần mạnh dạn áp dụng phương thức mua, bán trả chậm bằng tín dụng xuất khẩu hoặc áp dụng hình thức cho vay theo tài khoản thấu chi. Phương thức này vừa tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng vừa giảm được thủ tục và thời gian vay và thanh toán của khách hàng.
Nhanh chóng thành lập và đua vào hoạt động các công ty mua bán nợ nhằm giải quyết bớt những khó khăn, nợ nần dây dưa cho các doanh nghiêp tư nhân đang gặp khó khăn về tài chính, tạo điều kiện để vực dậy các doanh nghiệp này.
Chính sách khuyến khích đầu tư: Hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu
vực KTTN là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn dưới 5 tỷ đồng. Sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, số lượng các doanh nghiệp tăng lên khá nhanh, nhìn chung các doanh nghiệp mới có số vốn đăng ký trên dưới 1 tỷ đồng. Tuy nhiên vẫn cần những giải pháp thu hút đầu tư nâng mức tín nhiệm tạo thuận lợi cho việc huy động vốn cho các doanh nghiệp. Hiện nay, chưa có tổ chức trung
gian đứng ra bảo lãnh tín dụng, nên vấn đề vốn vẫn là một trong những khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp KTTN. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Bộ tài chính cũng đã ban hành Thông tư 146/1999/NĐ-CP. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng đối với việc huy động vốn và quản lý, sử dụng các nguồn lực trong xã hội, tuy nhiên, khu vực KTTN mới được phát triển, chưa đủ thời gian để tích tụ vốn nên hầu như chưa có các dự án đầu tư lớn.
Chính sách thiết lập các định chế tài chính hỗ trợ Kinh tế tư nhân: Thành
lập và sử dụng có hiệu quả các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó, đặc biệt là quỹ hỗ trợ phát triển, hàng năm trích khoảng 30% quỹ HTPT để đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân. Tích cực hình thành các ngân hàng đầu tư phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiếp tục các chính sách thu hút các quỹ, các tập đoàn đầu tư tài chính quốc tế như Dragon Capital, hay Mekong Capital v.v. Thúc đẩy quả trình cổ phần hoá, phát triển hoạt động thị trường chứng khoán.
Tăng cường áp dụng hình thức thuê mua tài chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp NQD ít vốn nhưng vẫn có thể được quyền sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, thanh toán nợ dần giống kiểu mua hàng trả góp cho đến khi được sở hữu các máy móc thiết bị hiện đại đó.
Chế độ kế toán kiểm toán: Cải tiến chế độ báo cáo tài chính ban hành theo
Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ tài chính theo hướng đơn giản và phù hợp hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện. Tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra đôn đốc thực hiện và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Bổ sung, sửa đổi về phân công phân cấp quản lý khu vực KTTN: Căn cứ
khoản 2, Điều 115 của Luật doanh nghiệp, đề nghị Chính phủ phân công rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với đoanh nghiệp NQD:
Bộ KH-ĐT thực hiện chức năng tiền kiểm trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Chỉ đạo thực hiện chức năng này đối với các Sở KH- ĐT của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tổng hợp tình hình hoạt động, giải thể, phá sản của doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Bộ tài chính thực hiện nhiệm vụ hậu kiểm, hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính, thực hiện nghĩa vụ thu nộp NSNN; Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ “hậu kiểm” đối với Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; Tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, xây dựng cơ chế giám sát hoạt động của các doanh nghiệp NQD.
UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý và tổng hợp tình hình hoạt động của các doanh nghiệp NQD, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn.
Để thúc đẩy KTTN phát triển mạnh mẽ, tương xứng với tiềm năng và góp phần xứng đáng vào việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đòi hỏi Nhà nước phải tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách, trong đó chính sách tài chính có ý nghĩa quan trọng, theo hướng tăng cường quyền tự do, tự chủ kinh doanh của khu vực KTTN, tạo sân chơi, thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển KTTN trong khuôn khổ luật pháp.