Quảnlý vốn và tài sản:

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. (Trang 61 - 63)

Chương II: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢNLÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.2.2 Quảnlý vốn và tài sản:

Trước hết, thiếu vốn là chủ đề được đề cập đến nhiều nhất khi nói tới KTTN, đây cũng là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển và chuyển đổi. Trước hết, thiếu vốn là hiện tượng tự nhiên của các cơ sở KTTN quá nhỏ (trên 90% doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ, bình quân vốn của một doanh nghiệp đăng kí theo luật doanh nghiệp chỉ có 900 triệu đồng, năm 2001 khả quan hơn cũng chỉ đạt 1,2 tỷ đồng, tính bình quân chung là khoảng 250 triệu đồng/doanh nghiệp). Như đã nói trên, phát triển mạnh hình thức CTCP là giải pháp có thể tăng quy mô doanh nghiệp ngay từ bước khởi đầu. Hơn nữa, hình thức CTCP sẽ tạo điều kiện thúc đẩy công khai tài chính, một trong những điểm yếu đang ngăn cản khu vực KTTN tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Dĩ nhiên, ngoài các chính sách và cơ chế tài chínhđể hình thức CTCP trở thành lựa chọn đầu tiên của các nhà doanh nghiệp thì sự phát triển của thị trường tài chính phi ngân hàng, đặc biệt là thị trường chứng khoán phi tập trung đóng vai trò quyết định.

Như vậy do quy mô vốn nhỏ và khả năng tự tài trợ hạn chế bởi hình thức tổ chức doanh nghiệp và thị trường tài chính phi ngân hàng kém phát triển nên khu vực KTTN trông cậy rất nhiều vào việc vay ngân hàng để bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh. Theo số liệu chính thức, tỷ trọng tín dụng cho KTTN hiện nay trong tổng tín dụng ngân hàng chỉ chiếm 29%, cách xa so với nhu cầu của khu vực này cũng như không tương xứng với vai trò và vị thế của nó trong nền kinh tế.

Năm 1998 các NHTM ngoài nhà nước đã dành 82,3% tổng tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong khi NHTMQD chỉ dành có 42,1% tổng tín dụng của mình cho khu vực này.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng các doanh nghiệp thuộc KTTN phải dựa vào vốn từ bên trong mà ít có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn từ bên ngoài, cụ thể là với nguồn vốn tín dụng NHTM chính là niềm tin. Ngoài việc tăng cường tính pháp lý cho các hợp đồng tín dụng, hoàn thiện cơ chế thế chấp nói riêng và các giao dịch bảo đảm nói chung, thì vấn đề then chốt là thiết lập sự bình đẳng giữa DNNN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng thông qua xoá bỏ sự bảo lãnh hữu hình hoặc vô hình của Nhà nước cho khu vực kinh tế nhà nước hay nhà nước áp dụng sự bảo lãnh tương tự cho khu vực KTTN. Xét về dài hạn, cần sử dụng phương pháp thứ nhất trong ngắn hạn, có thể tạm thời sử dụng phương án thứ hai vì 1) Kinh tế nhà nước chưa đủ mạnh và khó từ bỏ ngay sự bảo lãnh của nhà nước; 2) NHTMQD vẫn đang chiếm ưu thế trên thị trường tín dụng và gánh nặng quá khứ quá lớn chưa cho phép chuyển hẳn sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Quỹ bảo lãnh tín dụng dành cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỏ ra là một giải pháp hữu hiệu, tuy nhiên, không nên giới hạn đối tượng sử dụng quỹ chỉ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà nên mở rộng thành Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp NQD, vì kinh nghiệm trong và ngoài nước cho thấy chính những doanh nghiệp càng lớn lại càng có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, việc hợp thức hoá và phát triển thị trường bất động sản có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với mở rộng tín dụng ngân hàng cho KTTN mà còn cải thiện nguồn nội lực của khu vực này. Một nguồn ngoài lực quan trọng là vốn FDI cũng chưa được khu vực KTTN khai thác tốt do những hạn chế về chính sách, uy tín và tiềm lực tài chính. Tính đến cuối năm 2001 mới có 262 dự án FDI có KTTN tham gia với tổng vốn đăng kí chưa tới 900 triệu USD. Trong tương lai cần có các giải pháp tài chính mở rộng để khuyến khích KTTN thu hút vốn nước ngoài.

Đứng trước những khó khăn về vốn kinh doanh nhưng khu vực KTTN lại khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển. Năm 2001, trong số 19.479 tỷ đồng tổng nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ này, KTTN chỉ chiếm có 8%. Trong hoàn cảnh các quy định không phân biệt thành phần kinh tế có ít hiệu lực như hiện nay, để tạo điều kiện cho KTTN nhanh chóng được hưởng những ưu đãi từ tín dụng nhà nước thì nên chăng, tạm thời tách từ Quỹ HTPT một bộ phận dành riêng cho KTTN với một tỉ lệ nhất định, chẳng hạn 30-40% tổng vốn tín dụng ưu đãi hàng năm.

Ngoài các giải pháp tạm thời trên, theo một số ý kiến, không nên áp dụng các chính sách ưu đãi khác cho KTTN, kể cả chính sách cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được hưởng những ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp... tránh tình trạng chuyển từ thái cực này sang thái cực khác làm mất giá trị thật của sự ưu đãi.

Trên phương diện quản lý tài sản, những vấn đề quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đã được quy định khá bài bản và chi tiết trong quyết định 166/QĐ-BTC, và một số văn bản hướng dẫn cụ thể khác. Tuy nhiên vẫn có những thắc mắc, cắc cớ từ phía các doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan như việc trích khấu hao và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh đối với các tài sản cố định thuê tài chính, việc xử lý giải quyết các tài sản hỏng, khấu hao hết, thanh lý nhượng bán, xử lý khoản hao mòn vô hình do sự tiến bộ công nghệ. Bên cạnh đó, công tác định giá tài sản doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn nan giải do chưa có một khung giá và một chế độ phù hợp, thoả đáng cho việc đánh giá lại tài sản. Việc phân định giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản thuộc sở hữu cá nhân của chủ doanh nghiệp không rõ ràng, cụ thể nhiều cá nhân đã lợi dụng danh nghĩa công ty để mua sắm, chi tiêu không minh bạch hòng hạch toán vào chi phí sản xuất và trốn

thuế. Tất cả những vấn đề trên đều đòi hỏi cơ chế quản lý tài chính của chúng ta phải được hoàn thiện theo hướng độc lập, rõ ràng và có hệ thống, cơ chế phân định trách nhiệm rõ ràng hơn.

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w