Quan điểm và đường lối chỉ đạo của đảng và nhà nước về sự phát triển của khu vực kinh tế NQD:

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. (Trang 47 - 52)

Chương II: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢNLÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.1.Quan điểm và đường lối chỉ đạo của đảng và nhà nước về sự phát triển của khu vực kinh tế NQD:

Trước những năm 1980, ở nước ta kinh tế tư nhân không được khuyến khích phát triển và là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa theo kiểu mệnh lệnh hành chính. Trong thời gian này, nền kinh tế nước ta chỉ có hai hình thức kinh tế chính là: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, kinh tế gia đình và kinh tế tiểu chủ tồn tại chủ yếu dưới dạng phụ thuộc vào kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước, còn kinh tế tư bản tư nhân hoặc đã chuyển thành kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước hay công ty hợp doanh.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đã đánh một dấu mốc quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới kinh tế. Thông qua các chính sách kinh tế mới của đảng và nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân được hồi sinh và phát triển trong một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước.

Các Đại hội lần thứ VII và lần thứ VIII của Đảng sau đó đã khẳng định lại đường lối đổi mới được khởi xướng tại Đại hội VI và đưa ra các định hướng lớn trong chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam. Theo đó, sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định như sau:

Thứ nhất, kinh tế cá thể có phạm vi tương đối rộng lớn, được phát triển

trong cả nước, thành thị và nông thôn, tại mọi ngành nghề, không hạn chế việc mở rộng kinh doanh, có thể tồn tại độc lập, có thể tham gia các loại hình hợp tác hoặc liên kết với các doanh nghiệp lớn bằng nhiều hình thức.

Thứ hai, kinh tế tư bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có

lợi cho quốc kế dân sinh được pháp luật quy định.

Đường lối đổi mới cơ bản đó của Đảng đã được thể chế hoá bằng các văn bản pháp lý. Trước hết là trong Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 15 điều quy định về chế độ kinh tế, theo đó nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp 1992 quy định : kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, được thành lập không bị hạn chế về quy mô, hoạt động trong nhiều ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh.

Tháng 1-1991 Chủ tịch Hội đồng nhà nước đã kí sắc lệnh ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân và luật Công ty, tiếp theo là các Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng ban hành cụ thể hoá các điều luật của Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty cho phép công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty. Ngoài ra, đối với các cá nhân, nhóm kinh doanh có vốn kinh doanh thấp hơn vốn pháp định theo quy định đối với các doanh nghiệp, công ty tư nhân thì được thành lập hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tiểu chủ hoặc nhóm hộ kinh doanh đuợc đăng kí theo nghị định số 66/HĐBT ban hành tháng 12-1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)

Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng khẳng định: “ Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển; khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.

Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài…

Như vậy, đường lối chính sách và cơ sở pháp lý đã tạo đủ các điều kiện cho các hình thức kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Trên thực tế trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế vừa qua, khu vực kinh tế tư nhân phát triển đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, tạo thêm nhiều việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Thực tế đã chứng minh rằng đường lối đổi mới thông qua các chính sách kinh tế mới do Đảng khởi xướng là hoàn toàn đúng đắn. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần làm rõ thêm về quan điểm, chính sách và nhất là tìm các giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư nhân vì mục tiêu phát triển mạnh mẽ nền kinh tế đất nước trong giai đoạn mới-giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trước hết cần quán triệt một số quan điểm trong việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn sắp tới:

1. Sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân là nhu cầu tất yếu khách quan và lâu dài của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ở đó tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều trình độ phát triển thuộc nhiều phương thức sản xuất khác nhau đan xen, tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu các hình thức kinh tế thời kỳ quá độ. Trong đó các hình thức kinh tế tư nhân đã và sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Lịch sử phát triển hàng trăm năm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như hơn 70 năm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã chứng minh điều đó. Sau mấy trăm năm phát triển, nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vẫn chủ yếu là nền kinh tế tư nhân; còn sau hơn 70 năm thử xây dựng một nền kinh tế

gồm hai thành phần chi phối là nhà nước và tập thể, phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa trước đây phải trở lại với nền kinh tế tư nhân. Trong công cuộc đổi mới kinh tế vừa qua ở Việt Nam, trong khi chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã coi trọng sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và điều đó đã đem lại những thành công ngoạn mục. Ví dụ, chỉ với nghị quyết 10 của Bộ chính trị về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong chính sách đổi mới quản lý sản xuất nông nghiệp, trao lại quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh cho kinh tế hộ nông dân đã đủ sức gây nên sự đột biến kì diệu mà ít người hình dung nổi là Việt Nam từ một nước thiếu lương thực luôn phải nhập khẩu đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, chủ trương khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển vẫn còn nhiều tồn tại và vướng mắc. Trong các cấp lãnh đạo Đảng và quản lý nhà nước vẫn còn băn khoăn nghi ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân nên giữa chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện trong thực tế còn có khoảng cách, nhiều chính sách và quy định cụ thể còn thể hiện sự phân biệt đối xử rõ rệt, dành lợi thế cho khu vực kinh tế nhà nước, gây phiền hà cho khu vực kinh tế tư nhân (cơ chế xin-cho, vay vốn, chính sách thuế, chính sách cho thuê mặt bằng sản xuất (đất đai), chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động…)

Những hạn chế nói trên đôi khi gây ra nhiều hậu quả, sự hoài nghi về tính nhất quán của chủ trương, đường lối, chính sách với việc tổ chức thực hiện, giữa lời nói và việc làm; chưa tạo được lòng tin vững chắc cho doanh nghiệp và sự đồng thuận xã hội đối với đường lối, chủ trương của đảng; chưa tạo được dư luận xã hội rộng rãi thật sự tôn vinh, coi trọng và đánh giá đúng vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá. Vì vậy, đã đến lúc cần khẳng định dứt khoát quan điểm: hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trong mọi lĩnh vực mà luật pháp không cấm là chủ trương, chính

ta, coi đó là quan điểm chỉ đạo việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới; đồng thời phải thể chế hoá chủ trương này thành luật pháp, chính sách cụ thể sát với thực tế loại bỏ những chính sách, quy định không còn phù hợp, tạo môi trường pháp lý và môi trường kinh tế xã hội lành mạnh cho các hình thức kinh tế phát triển bình đẳng.

2. Khi đã thừa nhận sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân là tất yếu khách quan, lâu dài trong cơ cấu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cũng có nghĩa là phải đặt các khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân, hỗn hợp có vị trí bình đẳng trước pháp luật. Đây là điều kiện rất quan trọng để huy động hết sức mạnh tiềm ẩn về vốn, lao động, công nghệ của các khu vực kinh tế đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân.

Về mặt pháp lý, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư bản tư nhân đều là các pháp nhân, chịu trách nhiệm như nhau trước pháp luật; trong sản xuất kinh doanh chúng là những đơn vị kinh tế độc lập, cùng cạnh tranh với nhau trên thị trường và cùng chịu sự chi phối của các quy luật thị trường, do đó chúng cần được đối xử bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Mọi sự ưu tiên dành thuận lợi cho khu vực này, gây trở ngại cho khu vực kia là trái với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, rốt cuộc sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Theo quan điểm này, các chính sách đầu tư (vốn, đất đai, tín dụng, thị trường, v.v) khuyến khích phát triển phải được thực hiện theo lĩnh vực, đối tượng đầu tư chứ không phải là chủ thể đầu tư là ai, nhà nước hay tư nhân, trong nước hay nước ngoài.

3. Khuyến khích hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý, kinh tế - xã hội thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân, trước hết là hình thức kinh tế tư bản tư nhân, tăng cường đầu tư vốn, tài sản vào sản xuất kinh doanh quy mô lớn đủ sức cạnh

tranh với các doanh nghiệp, công ty lớn của các nước trong khu vực trên thị trường khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. (Trang 47 - 52)