Những hạn chế trong cơ chế quảnlý tài chính DNNQD:

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. (Trang 69 - 73)

Chương II: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢNLÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.3.2. Những hạn chế trong cơ chế quảnlý tài chính DNNQD:

Một thời gian dài trước đây, Đảng và Nhà nước ta đã không chủ trương khuyến khích phát triển chu vực kinh tế tư nhân, bởi vậy việc tích luỹ vốn, trau dồi kinh nghiệm, kinh doanh trong cơ chế thị trường và mở rộng quan hệ quốc tế của các doanh nghiệp gần như không có. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, ban hành Luật Doanh nghiệp

v.v nhằm tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều chủ trương, chính sách bị biến dạng qua các tầng nấc hành chính, cơ quan nhà nước vẫn "hành dân là chính, sự tha hoá trong bộ máy và đội ngũ cán bộ không có những chuyển biến mạnh mẽ và thực sự tích cực" ( "Đổi mới sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ"- phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải tại kỳ họp Chính phủ kiểm điểm sự chỉ đạo điêu hành năm 1999 và bàn chương trình công tác năm 2000. Báo nhân dân, 11-1- 1999). Do vậy, vẫn chưa đạt được lòng tin từ phía các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp NQD. Mặt khác, ở tầm vĩ mô cũng chưa hình thành một hệ thống tổ chức có đủ thẩm quyền để quản lý: từ đề xuất định hướng đến chiến lược phát triển, chính sách hỗ trợ, tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ, thông tin thị trường, giáo dục pháp luật v.v cho các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp tư nhân. Tình trạng tự phát, mạnh ai nấy làm, phát triển thiếu định hướng, thiếu sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong khu vực kinh tế tư nhân còn diễn ra khá phổ biến, đã không tạo nên sức mạnh chung mà nhiều khi còn kìm hãm lẫn nhau. Đó là những khó khăn lớn cả về vật chất lẫn tinh thần, cả khách quan và chủ quan. Vì vậy, trong những năm qua, kinh tế tư nhân ở nước ta tuy phát triển khả nhanh về số lượng nhưng phổ biến vẫn là quy mô nhỏ, tiềm lực chưa mạnh, khả năng liên doanh, hợp tác và vươn ra thị trường nước ngoài con hạn chế.

Tiếp theo, thiếu một sự phối hợp giữa kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế NQD trong kế hoạch phát triển mang tầm chiến lược. Trong kế hoạch phát triển các ngành, vai trò của kinh tế tư nhân còn rất hạn chế. Đó cũng là một vấn đề xuất phát từ sự yếu kém trong việc xây dựng và hoạch định cơ chế quản lý tài chính cấp nhà nước của ta. Sự trùng lặp trong cơ chế quản lý khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân đã khiến cho các doanh nghiệp tư nhân giảm động lực phát triển, cảm thấy bị chèn ép và lấn át, gây khó khăn.

thể là chưa có một cơ quan được giao chuyên trách quản lý khu vực kinhtế tư nhân, có quản lý thì lại rơi vào tình trạng nhập nhằng, sự phân chia quyền hạn không rành mạch giữa sở Tài chính vật giá các tỉnh, Bộ tài chính và các cơ quan ngành dọc khác.

Hiện thực cho thấy rằng, cơ chế quản lý tài chính nói riêng và quản lý nhà nước nói chung đối với doanh nghiệp NQD còn nhiều điểm chưa chặt chẽ, rõ ràng, dẫn đến việc những sơ hở trong quản lý, cấp phép sản xuất kinh doanh không được kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung, sửa đổi. Sau khi đã cấp phép kinh doanh thì việc quản lý bị buông lỏng, không có cơ quan nhà nước cụ thể chịu trách nhiệm kiểm tra và hướng dẫn hoạt động của doanh nghiệp một cách thường xuyên và chặt chẽ. Tình trạng hoạt động không theo đăng ký kinh doanh, trốn lậu thuế, gian lận thương mại v.v cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên thực tế không kiểm soát được. Những vấn đề nảy sinh giữa chủ doanh nghiệp và người làm thuê phát sinh trong thực tế nhưng văn bản pháp luật (quy định về chế độ bảo hiểm, ký kết hợp đồng lao động, chế độ tiền lương v.v) không được ban hành kịp thời và nhất là thiếu sự kiểm tra giám sát của cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động cũng như giới chủ doanh nghiệp.

Cho đến nay, việc xác định cụ thể những tiêu chí để đánh giá, phân loại kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân cũng chưa rõ ràng, thống nhất; trong thực tế việc nhìn nhận, đánh giá các loại hình kinh tế này còn tuỳ tiện, chủ quan. Có lẽ vì thế mà nhiều chính sách, giải pháp quản lý tài chính vĩ mô tỏ ra chưa thực sự sát hợp với khu vực kinh tế tư nhân, do vậy mà hạn chế sự phát triển của khu vực này.

Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận khá lớn các chủ doanh nghiệp tư nhân chưa thực sự yên tâm khi bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh do chính sách của Nhà nước còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ, do những hạn chế về thông tin kinh tế,

trình độ năng lực yếu, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều, v.v và nhất là sự suy nghĩ Nhà nước "vỗ béo rồi làm thịt". Vì vậy, để phát triển ổn định, lâu dài cho kinh tế NQD thì giải quyết những trở ngại trên là cực kì cần thiết.

Tiếp theo, đó là những vấn đề xung quanh cơ chế thương mại, thể chế tài chính tín dụng, chính sách thuế và các tổ chức hỗ trợ tài chính v.v cho khu vực kinh tế NQD còn thiếu và yếu.

Các doanh nghiệp tư nhân chưa được tiếp cận đầy đủ các nguồn nhập khẩu và mạng lưới xuất khẩu. Trước đây, những quy định ngặt nghèo về vốn, năng lực xuất nhập khẩu, xin hạn ngạch... đã hạn chế việc tiếp xúc với thị trường thế giới của kinh tế tư nhân qua xuất nhập khẩu. Giờ đây, Chính phủ đã nới lỏng các quy định, cho phép mọi doanh nghiệp được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp không cần có một lượng vốn nhất định như trước, nhờ vậy đã tháo gỡ bớt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn chưa hết những phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp như thời gian làm thủ tục hải quan cũng như các thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.

Về tài chính tín dụng, khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn hiện nay của các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn khó khăn bởi các thủ tục về thế chấp, thể chế tín dụng ngân hàng chưa làm được vai trò hỗ trợ, giúp đỡ tích cực và hiệu quả cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Chính sách thuế đã có nhiều thay đổi tích cực, nhất là hiện nay Nhà nước đang tiếp tục triển khai rất mạnh công tác cải cách thuế theo hướng đơn giản, dễ tính, dễ thực hiện, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Những vấn đề thuế suất, các loại thuế, khung thuế và việc áp dụng cho các đối tượng khác nhau đang tiếp tục được bàn luận và tìm hướng giải quyết. Chúng ta rất hy vọng rằng sau những cải cách thuế mạnh mẽ như hiện nay, cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ trở nên trong sáng và hiệu quả hơn.

Tóm lại, khắc phục những yếu kém, tồn tại trong hoạch định chủ trương, chính sách và giải pháp tổ chức, quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân, nhằm thay đổi, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cho khu vực kinh tế tư nhân, tạo môi trường thuận lợi cho khu vực kinh tế này phát triển là cách tốt nhất để phát huy khả năng nó phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay.

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w