Quảnlý phân phối thu nhập:

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. (Trang 66)

Chương II: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢNLÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.2.4 Quảnlý phân phối thu nhập:

Quá trình quản lý phân phối thu nhập doanh nghiệp được nhà Chính phủ đề ra với phương châm tôn trọng nguyên tắc lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp, Nhà nước không can thiệp vào quá trình phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng thu nhập sau thuế để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, lập quỹ đầu tư phát triển. Tuy nhiên, cơ chế cũng phải có một số quy định mang tính bắt buộc trong phân phối lợi nhuận để điều hoà lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia quan hệ tài chính. Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được phân bổ theo các mục đích chủ yếu sau:

+ Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Trích lập các quỹ, như quỹ BHXH, quỹ đầu tư phát triển, các quỹ dự phòng v.v những quỹ này pháp luật thường quy định tỷ lệ tối thiểu mang tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp

+ Trả cho cổ đông và thu nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp

Cũng theo những ý kiên đã trình bày ở trên, hiện nay, dư luận và các doanh nghiệp đều cho rằng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp là khá cao, chúng ta nên cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng giảm và thống nhất thuế suất, cụ thể là không lớn hơn 25% với đạo lý chia đều thu nhập sau thuế của doanh nghiệp ra làm 4 phần: một nộp cho NSNN, một để đầu tư mở rộng, một cho người lao động và phần cuối cùng cho chủ doanh nghiệp. Với quan điểm như vậy, việc trích lập các quỹ khác như Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng mất việc làm và các quỹ phúc lợi khen thưởng khác cũng cần có những điều chỉnh để phù hợp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w