Hình thức xuất khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 39 - 40)

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU

2.2.4Hình thức xuất khẩu hàng dệt may

Hai hình thức xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam là: gia công xuất khẩu (chiếm 70%); xuất khẩu trực tiếp theo giá FOB(chiếm 30%). Cụ thể như sau

Hình thức gia công là xuất khẩu qua một nước trung gian, chủ yếu là qua các nước NICs có nền công nghiệp dệt may phát triển - với vị trí là nhà đặt hàng. Các nhà nhập khẩu đóng vai trò là chủ hàng nước ngoài và là nguồn cung ứng chính về nguyên phụ liệu.

Xuất khẩu trọn gói theo FOB là doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có thể thoả thuận tự cung ứng nguồn nguyên phụ liệu trong và ngoài nước có giá thành rẻ, hình thức này mang lại lợi nhuận thực tế cao hơn, giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với thị trường và xu hướng thế giới.

Thực tế,ta thấy hình thức xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam là gia công. Đó có thể coi là một trong những hình thức phù hợp với thực trạng của ngành vào những giai đoạn trước đây. Tuy nhiên, xét trên một bình diện chung về thị trường cạnh tranh hiện nay thì việc duy trì hình thức xuất khẩu lạc hậu này, sẽ kéo tụt sức cạnh tranh của Việt Nam trước các đối thủ khác. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhưng hiệu quả xuất khẩu còn thấp do có tới 70% kim ngạch xuất khẩu thực hiện theo phương thức gia công. Nguyên nhân là do: (1) Ngành dệt vẫn chưa đáp ứng

được nhu cầu về nguyên phụ liệu của ngành may; (2) Sự dễ dãi và ít rủi ro của phương thức gia công nên ngành may tuy phát triển rất nhanh nhưng vẫn là một khu vực sản xuất thiếu tác phong công nghiệp và thiếu khả năng cạnh tranh; (3) Phương thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý cũng đã kìm hãm tính năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp may; (4) Những rào cản trong thương mại dệt may tại thị trường EU. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU trong thời gian tới, ngoài nỗ lực của chính phủ tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải cải tiến chất lượng cà đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị trường và có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của Trung Quốc và các nước ASEAN khác trên thị trường này

Đó là những vấn đề còn tồn đọng và thực trạng của kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may VN sang thị trường EU. Nắm bắt được tình hình này, các doanh nghiệp dệt may đang dần có xu hướng chuyển dịch về hình thức xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp theo giá FOB.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 39 - 40)