Chính sách thương mạ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 29 - 30)

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU

2.1.2.4.Chính sách thương mạ

EU ngày nay xem như một đại quốc gia ở châu Âu. Chính sách thương mại của EU bao gồm chính sách thương mại nội khối và chính sách ngoại thương. Đặc biệt chính sách ngoại thương có ảnh hưởng rất lớn đến hàng xuất khẩu Việt Nam. Cụ thể như sau:

Tất cả các nước thuộc khối EU cùng áp dụng chung một chính sách ngoại thương đối với các nước nằm ngoài khối. Chính sách ngoại thương EU bao gồm: chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn ngạch, các rào cản kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Trong đó những biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam như :

Trong những năm qua, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, bị khống chế hạn ngạch rất nhiều từ phía EU cụ thể như năm 2001 là 607,7triệu USD đến năm 2002 – 2003 hạn ngạch vào khoảng 551,9 triệu USD – 573,1 triệu USD. Tuy nhiên đến ngày 1/1/2005, EU đã chính thức xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc làm này thể hiện phần nào thiện chí của mối quan hệ thương mại Việt Nam – EU, tạo đà cho Việt Nam phát triển và trở thành một trong những nhà xuất khẩu dệt may lớn thống lĩnh thị trường EU với 20% thị phần.

EU còn sử dụng một biện pháp nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đó chính là Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP),giúp các nước đang phát triển giảm được nghèo đói bằng cách khuyến khích xuất khẩu sang thị trường EU. Trong đó, Việt Nam cũng là một trong những nước nhận được ưu đãi GSP. Hiện nay, chế độ GSP hỗ trợ cụ thể cho các mặt hàng dệt may xuất khẩu vào EU được hưởng mức thuế ưu đãi hơn so với mức thuế cũ. Cụ thể, dệt may: Mức thuế ưu đãi cũ 10,71%; mức thuế ưu đãi mới 9,1%. Nhờ đó, sức

cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu tại thị trường này đã tăng lên đáng kể.

Bên cạnh đó là các rào cản kỹ thuật của EU như các qui định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (ISO 9000), các qui định về tiêu chuẩn của vệ sinh an toàn (HACCP), qui định về bảo vệ môi trường sinh thái, nhãn sinh thái (ISO 14000, EMAS), qui định về trách nhiệm xã hội (SA8000). Thực tế cho thấy, EU là một thị trường rất khắt khe và khó tính, do vậy các qui định được nêu trên được kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Nội dung cụ thể của từng quy định sẽ được nêu rõ ở phần 2.1.3

Cuối cùng là công cụ thuế quan. EU là một nước nhập khẩu lớn nhưng hầu như sử dụng nhiều các công cụ phi thuế quan như đã kể trên nhiều hơn.Các qui định về thuế quan nhập khẩu chủ yếu nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại hàng nhập khẩu, thuế quan nhập khẩu được áp dụng rất khác nhau. Ví dụ như với các mặt hàng ôtô thì thuế quan nhập khẩu là rất nhỏ, ngược lại với các mặt hàng tiêu dùng thì thuế quan nhập khẩu đánh vào sản phẩm là rất mạnh như hàng dệt may, giầy dép….

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 29 - 30)