Giái pháp về thương hiệu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 61 - 64)

TRÊN THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.3.6Giái pháp về thương hiệu

Ban đầu lấy chiến lược phát triển thương hiệu từ trong nội địa, thiết lập hệ thống bán hàng từ trong nội địa. Từ đó, nhằm gây lòng tin với người tiêu dùng nội địa bởi lẽ, một thương hiệu, 1 sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng phải được chính người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và tin tưởng. Khi đó, cơ hội để phát triển thương hiệu ở các thị trường khác mới dễ dàng và mạnh mẽ hơn.

Kết hợp liên doanh với một vaì công ty thời trang nổi tiếng ở thị truờng nhập khẩu (EU) nhằm tạo móc xích mối quan hệ và tận dụng thương hiệu của đối tác để dần dần từng bước nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu. Thông qua đàm phán, có thể đưa ra các quyền lợi cho cả hai bên như thâm nhập sản phẩm vào các thị trường chéo, hay cùng kết hợp tạo ra các bộ sản phẩm chung mang đặc trưng của cả hai thị trường VN và EU.

Sau đó trực tiếp tiếp xúc với khách hàng chứ không chỉ đơn thuần xuất khẩu thông qua trung gian. Thực hiện họat động quảng cáo mang tính chất trọng điểm, thay vì quảng cáo một cách đại trà. Các doanh nghiệp cần đưa thương hiệu và sản phẩm của mình lên các tờ tạp chí thời trang nổi tiếng, tạp chí chuyên ngành hay các trang web liên quan (đây là một yếu tố phù hợp với thị trường hướng tới, khi mà ngành công nghệ thông tin, truyền thông của các nước trên thế giới nói chung, các nước EU nói riêng đang phát triển mạnh mẽ)

Cuối cùng, để hoàn thiện giải pháp nâng cao thương hiệu, các doanh nghiệp cần phải thực hiện đăng kí dãn nhãn mác rõ ràng, tiến hành việc được công nhận các tiêu chuẩn về chất lượng (ISO 9000), tiêu chuẩn sinh thái ( EMAS), tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (SA 8000)… nhằm tạo lòng tin lớn hơn trong lòng người tiêu dùng.

Tóm lại, Chương 3 là các giải pháp chính được đưa ra xét trên phương diện tổng thể. Trong đó, đối với mỗi đối tượng thì đều có mang một nhiệm vụ chính riêng

biệt. Với nhà nước, nhiệm vụ quan trọng nhất định hướng ở tầm vĩ mô tới tất cả các chủ thể liên quan. Trong khi đó, hiệp hội luôn giữ một nhiệm vụ trung gian với tất cả các hoạt động, tạo sự lưu thông, thông suốt. Cuối cùng, doanh nghiệp giữ vai trò quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Các giải pháp đưa ra đều độc lập nhưng lại có quan hệ rất chặt chẽ với nhau nhằm đem lại một sức mạnh đồng bộ để giải quyết vấn đề này

KẾT LUẬN********** **********

Bước vào cánh cửa của tổ chức thương mại thế giới WTO, tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều nhận thấy một môi trường kinh doanh đầy những cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức. Sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn, tuy nhiên đó cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong điều kiện hội nhập mạnh mẽ như hiện nay thì việc tìm ra chìa khoá trả lời cho bài toán cạnh tranh là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Điều quan trọng hơn cả là bằng việc nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng là cách để cách thể hiện tiếng nói của Việt Nam với bạn bè thế giới.

Cho đến ngày nay, sức cạnh tranh của mặt hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU đã đạt được những thành tựu tương đối lớn thể hiện qua việc doanh thu các năm liên tục tăng, thị phần chiếm lĩnh ngày càng lớn, chất lượng sản phẩm được cải thiện… Tuy nhiên vẫn tồn tại những mặt yếu kém về công nghệ, lao động, … so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Do đó, bài nghiên cứu đã xây dựng một số các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam từ mọi phía ( nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp ) để thể hiện trách nhiệm của tất cả các bên với vấn đề này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 61 - 64)