Về an ninh kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương (Trang 25 - 27)

Đứng trên góc độ an ninh kinh tế, chúng ta thấy xuất hiện những vấn đề cần đợc quan tâm khi tiếp nhận FDI vào Việt Nam.

Thứ nhất, về công nghệ thiết bị và giá thành. Mặc dù công nghệ nhập không còn là bí quyết nhng nhiều chủ đầu t nớc ngoài khi đàm phán vẫn ép buộc bên Việt Nam phải chấp nhận hợp đồng chuyển giao công nghệ và đi kèm theo đó là phí chuyển giao công nghệ (chiếm 2-5% doanh thu dự án trong thời gian 5-7 năm), có dự án bên nớc ngoài đòi hởng tới 8% tiền bán sản phẩm trong thời hạn 20 - 30 năm. Khoảng 10% dự án đầu t (qua kiểm tra) có công nghệ lạc hậu hoặc quá lạc hậu. Nguy hiểm hơn là có dự án sản xuất thuốc trừ sâu cực kỳ độc hại, nhiều nớc đã có luật cấm sản xuất ta lại nhập về và triển khai ở nhiều địa phơng nh công nghệ tạo bột ABS từ Alkysbenzen là chất dễ gây bệnh ung th, ở nớc ta đã có quy định cấm từ lâu song họ vẫn nhập vào.

Điểm quan trọng là do khâu giám định thiết bị và công nghệ nhập khẩu của ta còn yếu kém nên đã để xảy ra tình trạng đối tác nớc ngoài nâng giá thiết bị, nhập vào thiết bị cũ do các nớc phát triển thải loại. Kết quả giám định thí điểm 14 dự án liên doanh do công ty giám định quốc tế SGS (Thuỵ Sĩ) cho biết: có tới 8 liên doanh, chủ đầu t đã báo cáo giá thiết bị nhập khẩu cao hơn 10-20% so với giá giám định. Điều này gây ra nhiều thiệt hại cho nhà nớc Việt Nam cũng nh cho đối tác Việt Nam tham gia liên doanh [57].

Thứ hai, về tình trạng lừa đảo và trốn lậu thuế. Theo thống kê trong 3 năm 1993-1995 đã có 66 vụ tội phạm kinh tế trong lĩnh vực đầu t nớc ngoài làm thiệt hại 8.616 triệu USD và 11,636 tỷ VNĐ trong đó tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công ty liên doanh. xảy ra phổ biến và nghiêm trọng nhất (chiếm 86% số vụ và 75% số tài sản thiệt hại).

Loại tội phạm thứ hai thờng xảy ra ở các công ty liên doanh là kinh doanh trái phép và trốn lậu thuế. Trong số 61 vụ đợc phát hiện cho thấy các chủ đầu t nớc ngoài trốn thuế 93,9 tỷ đồng. Về buôn lậu hàng hoá, phát hiện 38 vụ trị giá 8,9 triệu USD và 22 tỷ VNĐ. Ngoài ra ở các công ty liên doanh còn xảy ra một số vụ tội phạm khác nh cố ý làm trái pháp luật, tham ô, trộm cắp, làm hàng giả. Một số chủ đầu t lợi dụng danh nghĩa các tổ chức, công ty nớc ngoài đến Việt Nam tìm kiếm đối tác, hứa hẹn đầu t nhng thực chất chỉ là những đối t- ợng môi giới lừa đảo, nếu ký đợc dự án đầu t thì họ cũng đem bán giấy phép để hởng hoa hồng. Một số khác khi kiếm đợc giấy phép đã chủ động đóng góp trớc một số ngoại tệ, máy móc cũ, lạc hậu để lấy lòng tin, sau đó đi lừa đảo đối tác Việt Nam. Trong số 57 vụ lừa đảo thì có 49 vụ phía nớc ngoài lừa ngời Việt Nam [57].

Thứ ba, về môi trờng đa số các dự án cha quán triệt việc thực thi luật bảo vệ môi trờng. Nhiều dự án tiến hành xây dựng mà không thông qua thẩm định, đánh giá, tác động môi trờng; thậm chí nhà máy đã xây dựng xong, đi vào hoạt động vẫn không có công trình xử lý chất thải. Đặc biệt, một số nơi tình trạng gây ô nhiễm môi trờng đã tới mức báo động nh một

số xí nghiệp công ty có vốn FDI xả nớc thải ra sông, kênh rạch gây chết cá, cây trồng làm thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho nhân dân vùng ven các xí nghiệp, công ty đó, khiến cho chính quyền địa phơng phải can thiệp.

Thứ t, về quan hệ lao động, thời gian qua, xu hớng phản ứng của tập thể lao động ngày càng tăng cả về số vụ và quy mô. Từ năm 1994 đến nay có nhiều vụ thu hút cả tập thể lao động của doanh nghiệp cùng tham gia. Số ng- ời tham gia từ vài chục đã lên đến hàng nghìn ngời. Cần phải xác định rằng mâu thuẫn chính trong các xí nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài hiện nay là mâu thuẫn giữa hai đối tợng làm thuê là ngời lao động Việt Nam và cán bộ quản lý ngời nớc ngoài. Mục tiêu của các vụ phản ứng chủ yếu xoay quanh vấn đề tiền lơng, tiền thởng. Một số ít vụ phản ứng xảy ra do nguyên nhân ngời lao động bị đối xử thô bạo, bị xúc phạm nhân phẩm, danh dự...

Nhìn chung, trong các xí nghiệp có vốn đầu t FDI mới có khoảng 30% xí nghiệp ký hợp đồng với ngời lao động nhng phần lớn nội dung còn sơ sài hoặc cha phù hợp với quy chế ban hành. Hoạt động của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên cha đợc chú trọng đúng mức. Tình trạng khá phổ biến là chủ đầu t nớc ngoài thực hiện không nghiêm túc quy định về "mức lơng tối thiểu" cố tình vận dụng sai để làm giảm tiền lơng công nhân. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tranh chấp lao động ở những năm gần đây. Bản chất của nhà t bản là tìm kiếm lợi nhuận "càng nhiều càng tốt". Sự bóc lột sức lao động của ngời làm thuê ngày nay không trắng trợn nh những thập kỷ đầu thế kỷ XX mà nó tinh vi hơn, khôn khéo hơn bởi vì "nhân quyền" ngày nay là một vấn đề quốc tế.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương (Trang 25 - 27)