Mặt tích cực.

Một phần của tài liệu Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thanh Hoá (Trang 34 - 37)

Đối với người di cư:

Đầu tiên mà họ cảm nhận được lợi ích của việc di cư đó là có việc làm hoặc việc làm tốt hơn trước. Khoảng 92% số người di cư tìm được việc làm ở nơi nhập cư. Tuỳ theo trình độ, độ tuổi, giới tính mà người di cư có thể tìm được công việc phù hợp với bản thân. Những công việc chủ yếu mà người di cư Thanh Hoá làm là: Công nhân trong các các nhà máy cơ khí,

dệt, bán hàng dong… Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi mà hầu hết những người chuyển đến cho rằng tình trạng công việc tốt hơn trước rất nhiều.

Điều thứ hai mà người dư cư nhận được từ việc di cư là đời sống được cải thiện. Khoảng 75% người di cư cho rằng mức thu nhập của họ tăng lên so với khi không di cư. Mặc dù những công việc trên không tạo ra thu nhập cao nhưng so với ở nhà làm ruộng thì rất cao.

Sự cải thiện về đời sống không chỉ dừng lại ở những người trực tiếp di dân mà còn có tác động tích cực đối với gia đình của họ ở quê thông qua tiền gửi về. Hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm thường có một lượng tiền tiết kiệm gửi về cho gia đình. Khoản tiền này chủ yếu để tiêu dùng cho lương thực, thực phẩm, các dịch vụ y tế… Số rất ít còn lại để tiết kiệm dưới dạng tiền mặt.

Khoảng 59% người di cư cho rằng trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp được cải thiện hơn trước rất nhiều. Nhưng điều này lại không đúng với những người chuyển đến Tây Nguyên, phần lớn họ cho rằng không có cải thiện gì về cơ hội học tập.

Một số điểm khác cũng được xem là mặt tích cực đối với người di cư như: Thoả mẵn chí tò mò ở một vùng đất hứa, thay đổi môi trường sống, giao lưu học hỏi văn hoá phong tục ở các vùng miền khác nhau…

Đối với nơi nhập cư:

Chúng ta xem xét ở hai góc độ, đó là khu vực đô thị ( Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…) hoặc khu vực nông thôn (Tây Nguyên). Luồng di cư nông thôn- nông thôn đã góp phần phân bố lại lao động dân cư để khai thác tốt hơn các tiềm năng đất đai, rừng, mặt nước ven biển phục vụ cho phát triển kinh tế của đất nước và vùng lãnh thổ. Đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động cho các nông lâm trường và các cơ sở sản xuất khác tại địa phương trong tháng thời vụ căng thẳng (thu hái cà phê, chè, cao su..). Đồng thời còn cung cấp một lực lượng đáng kể lao động là cán bộ quản lý, kỹ thuật

cho địa phương nơi nhập cư (đặc biệt là những nơi đang quá thiếu lực lượng này). Đưa thêm ngành nghề mới đến nơi nhập cư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Tất cả những điều trên đều có tác động trực tiếp đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương nơi nhập cư. Ngoài ra, sự giao lưu hoà nhập về văn hoá giữa các cộng đồng dân tộc.

Có nhiều ý kiến cho rằng, lao động di chuyển tự do vào thành phố tìm việc làm và đã làm tăng sức ép về việc làm ở thành phố. Người di cư vào thành phố có thể làm bất cứ công việc gì với giá thuê lao động thấp mà người lao động ở thành phố không muốn làm. Vì vậy, lao động nông thôn ra thành phố không thể gọi là tăng sức ép về việc làm ở thành phố. Tuy nhiên, luồng di cư này vẫn có ý nghĩa thúc đẩy sự cạnh tranh về việc làm.

Lực lượng di cư đông đảo này vào thành phố đã xuất hiện một số nghề dịch vụ “bình dân” rẻ tiền, tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập cho lực lượng tại chỗ đó như: Quán cơm “bình dân”, nhà trọ “bình dân”, dịch vụ cho thuê các phương tiện, dụng cụ hành nghề: Xích lô, xe đạp, quang gánh… một vài nơi xuất hiện dịch vụ gửi tiền thuê cho những người lao động trước khi họ trở về quê.

Tóm lại, dù là nguồn di cư vào thành phố hay nông thôn thì nó cũng không làm tăng sức ép về việc làm mà còn cung cấp một lực lượng lao động trẻ, có sức khoẻ, chịu khó có thể làm nhiều việc nặng nhọc, vất vả với đồng lương ít hơn Thúc đẩy phát triển kinh tế nơi nhập cư.

Đối với nơi xuất cư:

Mặt tích cực đầu tiên được nhắc đến là giảm áp lực về việc làm. Dân đông, đất đai ít, kém màu mỡ, nền kinh tế của tỉnh chưa đủ khả năng giải quyết việc làm cho người lao động, thì di dân là giải pháp mà người lao động “tự cứu mình”. Có việc làm sẽ có thu nhập cho bản thân và gia đình. Hiểu theo một cách khác, di dân giúp xoá đói giảm nghèo nơi xuất cư. Những đồng tiết kiệm gửi về không chỉ làm tăng tiêu dùng của gia đình mà

đây còn là những khoản tiền giúp em út của họ lấy tiền ăn học. Như vậy, dù là nơi xuất cư hay nhập cư thì di dân đều có ý nghĩa thúc đấy sự phát triển kinh tế. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê năm 2004 về “ảnh hưởng của di dân đến sức khoẻ” thì số người di dân vào thành phố Hà Nội đóng góp 9% GDP của thành phố.

Một phần của tài liệu Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thanh Hoá (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w