Đẩy mạnh chương trình xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thanh Hoá (Trang 47 - 48)

GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ DI DÂN VÀ VIỆC LÀM.

3.2.2. Đẩy mạnh chương trình xuất khẩu lao động.

Là một tỉnh còn nghèo, trong khi đó tỷ lệ tăng dân số lại cao thì xuất khẩu lao động là một hướng đi rất quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Số tiền hàng năm mà lao động xuất khẩu gửi về góp phần trực tiếp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn 2006- 2010 tỉnh phấn đấu mỗi năm đưa 10.000 người ra các nước. Thị trường chính là: Malaysia, Hàn Quốc, Trung Đông…Để thực hiện được mục tiêu trên tỉnh đã:

- Rà soát, bổ sung các chính sách hỗ trợ đào tạo, giáo dục định hướng cho lao động đi xuất khẩu.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động mạnh, có uy tín tin cậy đối với người lao động tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Hướng cho lao động học các nghề mà thị trường cần như: Cơ khí, xây dựng, điện công nghiệp… để đi làm việc tại các nước phát triển, có thu nhập cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Tây Âu…

- Nâng cao trách nhiệm và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động từ tỉnh đến cơ sở; mở rộng và khai thác thị trường lao động, nhất là thị trường ổn định có thu nhập cao; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân và người lao động về xuất khẩu lao động; đẩy mạnh xuất khẩu lao động trong giai đoạn hiện nay là bước đi vững chắc, đi nhanh để có việc làm, có thu nhập, thu nguồn ngoại tệ về làm giầu cho gia đình xã hội.

- Lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động để cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài và hỗ trợ chính sách cấp bù chênh lệch lãi suất cho đối tượng chính sách, hộ nghèo vay đi xuất khẩu lao động qua Ngân hàng chính sách xã hội. Quỹ xuất khẩu lao động được hình thành từ các nguồn: Ngân sách TW hỗ trợ hàng năm để cấp bù lãi xuất cho vay chênh lệch, trích ngân sách tỉnh, các doanh nghiệp, người lao động đóng góp.

Trong những năm gần đây tình trạng lao động xuất khẩu sang các nước đặc biệt là thị trường Trung đông bị đuổi về ngày càng tăng do đánh nhau, không chấp hành nội quy lao động, gây rối mất trật tự hoặc tự ý chấm dứt hợp đồng lao động ra ngoài làm ăn; đã gây thiệt hại không chỉ cho người lao động mà còn ảnh hưởng đến uy tiến của quốc gia. Nguyên nhân chính là do đối tượng xuất khẩu lao động của tỉnh phần lớn xuất thân từ người nông dân, họ được gọi là những lao đông “03 không” (không nghề nghiệp, không ngoại ngữ, không ý thức và tác phong công nghiệp), sau khi đăng ký đi xuất khẩu lao động họ mới được học một khóa nghề và khóa ngoại ngữ cấp tốc. Trong khi đó vì chạy theo số lượng và thành tích mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể đào tạo một cách bài bản cho người lao động, đấy là chưa kể đến các doanh nghiệp xuất khẩu lao động không có giấy phép hoạt động thì công tác đào tạo càng dễ dãi hơn. Điều này đã dẫn đến một tình trạng chất lượng nguồn lao động xuất khẩu kém, họ chưa có đủ kiến thức về chuyên môn tay nghề cũng như trình độ ngoại ngữ và đặc biệt là tác phong công nghiệp thì chưa bao giờ được làm quen. Để khắc phục tình trạng này, đầu tiên phải từ bỏ việc chạy theo số lượng mà quan trọng hơn là nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu, tìm kiếm các thị trường có mức lương cao.

Một phần của tài liệu Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thanh Hoá (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w