Nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thanh Hoá (Trang 41 - 45)

GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ DI DÂN VÀ VIỆC LÀM.

3.2.1.1. Nông nghiệp nông thôn.

Cơ cấu lao động hiện nay của tỉnh là: Nông- Lâm- Ngư nghiệp: 65%, công nghiệp- xây dựng: 18%, dịch vụ: 17%. Vì vậy,cần xây dựng một chiến lược lâu dài về tạo việc làm cho lao động nông nghiệp- nông thôn. Mục tiêu của chiến lược là giải phóng mạnh mẽ các hình thức lao động đơn giản tạo thêm việc làm phi nông nghiệp; xem công tác khuyến nông khuyến

ngư là yếu tố quan trọng trong chiến lược với việc hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất, áp dụng các mô hình sản xuất mới.

a. Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.

Thực tế nhiều địa phương cho thấy việc đa dạng hoá và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con nuôi có giá trị kinh tế có đã không chỉ giúp tăng thu nhập cải thiện đời sống mà còn tạo thêm được nhiều việc làm mới cho người lao động cũng như rút ngắn khoảng thời gian nông nhàn. Chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp hướng vào việc khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh. Với địa hình chủ yếu là đất đồi núi thì việc phát triển các cây công nghiệp: Mía, lạc, đậu tương… vừa cho năng suất cao lại cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

Việc đa dạng hoá sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp phải theo từng vùng sinh thái, đối với từng vùng dựa vào đặc điển tự nhiên, tình hình phát triển hiện tại mà có xu hướng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Vùng đồng bằng và trung du: Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, quy hoạch các vùng lúa, vùng màu, rau quả tập trung, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập trên tựng hộ; hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có năng xuất cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, lựa chọn con nuôi phù hợp, có giá trị kinh tế cao theo hướng công nghiệp mô hình trang trại, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để thu hút lao động và việc làm.

Vùng ven biển: Khai thác tốt mọi tiềm năng vùng để phát triển kinh tế biển, phát triển các ngành công nghiệp gắn với cảng nước sâu, du lịch biển, nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và công nghiệp chế biến thuỷ hải sản. thực phẩm, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gắn với tiềm năng thế mạnh của vùng.

Vùng đô thị: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo sự hấp dẫn mới thu hút các nhà đầu tư xây dựng phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm cho lao động. Các khu đô thị tập trung như: Thành phố Thanh Hoá, khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn, đô thị Ngọc Lặc la các trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội đóng vai trò quan trọng của vùng về ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển công nghiệp, dịch vụ; có tác dụng lan toả đến các thị trấn, thị tứ và các địa phương trong tỉnh nhằm phát triển kinh tế- xã hội thu hút nhiều lao động có việc làm.

Vùng niềm núi: Thực hiện chương trình phát triển kinh tế- xã hội miền Tây theo Quyết định 253 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tê, khai thác tiềm năng lợi thế so sánh của vùng để tạo ra đột phá về sản xuất hàng hoá nông, lâm nghiệp, công nghiệp, mở rộng các hoạt động dịch vụ. Phát triển các trang trại nông, lâm kết hợp, các vùng cây công nghiệp tập trung, chuyển giao theo hướng sản xuất hàng hoá. Tiếp tục thực hiện Chương trình 135, Quyết định 134, dự án 5 triệu ha rừng; ưu tiên các nguồn lực cho đẩu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, giao thông, thuỷ lợi…

b. Đẩy mạnh các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.

Các hoạt động được gọi là phi nông nghiệp ở nông thôn bao gồm: Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động chế biến nông- lâm- thuỷ sản, các dịch vụ nông thôn…

Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp: Khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh về nguồn nguyên liệu tại chỗ sẵn có, nghề truyền thống của địa phương, thị trường có nhu cầu về loại sản phẩm đó, lao động rồi dào, giá nhân công thấp. Hiện tại một số nghề thủ công như: Thêu ren, hàng thủ công mỹ nghệ, các ngành nghề mây, tre đan… đang chiếm ưu thế và có lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Tỉnh cũng đã có chính

sách cho vay vốn hỗ trợ các làng nghề áp dụng công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất. Vấn đề quan trọng cho các làng nghề là thị trường đầu ra, thị trường đầu ra mà ổn định thì thu nhập của người nông dân được cải thiện và giải quyết được nhiều việc làm. Muốn sản phẩm có thể cạnh tranh được phải tận dụng lợi thế để giảm giá thành, đồng thời nâng cao độ tinh xảo trong mỗi sản phẩm làng nghề thủ công.

Đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ sản: Phát triển công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ sản là yếu tố quan trọng không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho số lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động chế biến, mà khi sản phẩm chế biến có tính cạnh tranh cao doanh nghiệp mở rộng sản xuất tăng nhu cầu đầu vào thúc đẩy ngành nông nghiệp sản xuất đầu vào phát triển, tức là góp phần giải quyết việc làm gián tiếp. Tại các nơi hình thành vùng trồng các cây công nghiệp như: Mía, dứa, lạc…Hoặc tại các khu nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt thuỷ sản thì cần phát triển các cơ sở chể biến quy mô lớn, hiện đại.

c. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.

Đây là giải pháp lâu dài và hữu hiệu để thực hiện chủ trương tạo việc làm cho lao động ở nông thôn. Hiện nay số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đăng ký hoạt động không nhiều, mà chủ yếu là kinh tế hộ không có đăng ký, điều này dẫn đến sự phát triển kinh tế hộ chưa được pháp lý bảo hộ, nên chưa đủ điều kiện phát huy hết tiềm năng phát triển kinh tế, tạo việc làm ở nông thôn. Để nhanh chóng mở rộng thêm số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cần tạo điều kiện thuận lợi tối đa về mặt thủ tục để cơ sở sản xuất đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách dễ dàng.

Trên thực tế, các mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành ở nông thôn đã thu hút nhiều lao động ở nông thôn vào làm việc. Các doanh nghiệp này đã khai thác được thế mạnh của lao động nông thôn giá rẻ và người dân nông thôn rất cần cù chịu khó. Tuy nhiên, cũng có một hạn chế

là trình độ lao động của dân nông thôn chưa cao, trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp còn yếu kém, đặc biện trong là hạn chế trong tiếp cận thông tin kinh tế, đánh giá thị trường và trong giao tiếp với bộ máy chính quyền sở tại để phát triển kinh doanh. Chính vì vậy rất cần sự hỗ trợ của nhà nước về công tác đào tạo tay nghề và quan trọng là trong việc tìm kiến thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thanh Hoá (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w