Mở rộng, nâng cao hiệu quả của các chương trình giáo dục, đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thanh Hoá (Trang 48 - 49)

GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ DI DÂN VÀ VIỆC LÀM.

3.2.3.Mở rộng, nâng cao hiệu quả của các chương trình giáo dục, đào tạo nghề.

tạo nghề.

Khoảng 40% số người di dân tự do ở Thanh Hoá là trong độ tuổi từ 0- 19 tuổi. Đây là độ tuổi mà các em đang học phổ thông, con số này chiếm 10% trong tổng dân số Thanh Hoá từ độ tuổi 0- 19 tuổi. Như vậy, Thanh Hoá đang phải đối mặt với việc giải quyết việc làm cho một nguồn lao động đông nhưng chất lượng kém. Một giải pháp vừa nhằm ổn định dân cư, vừa nâng cao chất lượng nguồn lao động là tạo điều kiện cho các em học tập. Nhưng đa phần những người di cư là những người nghèo, không có điều kiện để học hành nên họ mới bỏ học sớm để đi làm kiếm tiền giúp đỡ

gia đình. Bắc Trung Bộ được đánh giá là khu vực có tỷ lệ nghèo lớn thứ hai trong cả nước sau Tây Bắc, năm 2007 tỷ lệ nghèo của Thanh Hoá là 27,02%, đây là con số vẫn còn rất cao. Nó giống như một cái vòng luẩn quẩn: Nghèo di cư tự do bỏ học chất lượng nguồn nhân lực kém thất nghiệp hoặc có việc nhưng lương thấp nghèo. Để phá vòng luẩn quẩn này cần nâng cao hiệu quả của các chương trình xoá đói giảm nghèo: Chương trình 134, Chương trình 135, chương trình vay vốn và tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất giảm nghèo, các chương trình khuyến học, chương trình khuyến nông…và đặc biệt cần có sự quan tâm, quyết tâm của các cấp chính quyền trong công tác xoá đói giảm nghèo.

Về đào tạo nghề, hiện nay tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh là 31% trong đó 20,3% là đào tạo nghề (năm 2007). Đào tạo nghề nhằm nâng cao khả năng tự tạo việc làm và tự tìm việc làm cho người lao động. Nhưng trên thực tế, con số qua đào tạo có thể có được việc làm là rất ít. Nguyên nhân chính là các ngành đào tạo ra không gắn với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, hoặc không gắn với thực tế đến người lao động có thể tự tạo việc, hay nói cách khác là cơ cấu đào tạo không gắn với thị trường. Đây là yếu kém trong công tác đào tạo nghề không chỉ đối với riêng tỉnh Thanh Hoá mà là tình trạng chung trong cả nước.

Cơ sở vật trang bị cho thực hành còn yếu kém, đội ngũ giáo viên còn thiếu kinh nghiện thực tế sản xuất, dẫn đến chất lượng đào tạo thấp. Một phần là do mức học phí và lệ phí, với mức học phí hiện nay thì các cơ sở dạy nghề chỉ bảo đảm hoạt động thường xuyên, chưa đảm bảo trang trải chi phí cẩn thiết và không thể có tích luỹ đầu tư phát triển, mua sắm trang thiết bị, nâng cao chất lượng đào tạo.

Để giải quyết tình trạng trên, sau đây xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu:

Một phần của tài liệu Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thanh Hoá (Trang 48 - 49)