Quan điểm của tỉnh về di dân

Một phần của tài liệu Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thanh Hoá (Trang 40 - 41)

GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ DI DÂN VÀ VIỆC LÀM.

3.1. Quan điểm của tỉnh về di dân

Xét trên phạm vi toàn quốc, việc lao động di chuyển từ vùng này đến vùng khác là do quy luật cung- cầu về thị trường lao động. Tức là, lao động sẽ chuyển từ nơi dư thừa lao động, giá công rẻ đến nơi thiếu lao động, giá công đắt hơn. Việc lao động di chuyển tự do từ nông thôn ra thành phố hoặc ra các vùng nông thôn khác là một quy luật tất yếu.

Theo một nghiên cứu của tỉnh về vấn đề di cư năm 2004, thì tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn là 76,5%, nhưng tỷ lệ này là 80,1% nếu tính cả nguồn di dân tự do. Vai trò của di dân đã được phân tích kỹ ở trên, giảm áp lực về việc làm Tăng thu nhập Giúp xoá đói giảm nghèo. Như vậy, di dân vừa có tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế.

Trong giai đoạn trước mắt, với tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh là 10- 12,5%/năm, thì nội lực phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh chỉ giải quyết được 70% số lao động có nhu cầu việc làm, vì vậy nguồn lao động hiện nay vẫn tạo ra áp lực lớn về việc làm và di dân (bao gồm cả di dân chính thức và di dân tự phát) giúp tỉnh giải quyết việc làm. Đối với nguồn di dân chính thức: Xuất khẩu lao động, di dân theo chính sách của nhà nước thì tỉnh khuyến khích. Mặc dù công tác xuất lao động hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế, chính trị có nhiều biến động, một số thị trường chính như Malaysia thì lương thấp…nhưng tỉnh vẫn cố gắng hoàn thành mục tiêu đề ra (trong giai đoạn 2006- 2010 mỗi năm xuất khẩu 10.000 lao động). Đối với việc di dân theo chủ trương, chính sách Nhà nước hàng năm Chi cục di dân và phát triển vùng kinh tế mới vẫn thực hiện tốt các chỉ tiêu Nhà nước đề ra. Đặc biệt đối với luồng di dân tự do tỉnh đã đẩy mạnh phát triển nội lực, nhất là phát triển nông nghiệp nông thôn; tăng cường công tác

giáo dục đào tạo nghề; phát triển thị trường lao động…nhằm tăng cường khả năng giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động.

Và điều quan trọng hơn là để quản lý nguồn di dân tự do này hiệu quả cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền với nhau cũng như các cấp chính quyền với các doanh nghiệp trong phạm vi cả nước. Các bên có liên quan thấy được lợi ích cũng như tác hại mà di cư mang lại, từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của vấn đề di cư. Nhưng phối hợp như thế nào hay cách thức để tiến hành sao cho hiệu quả thì là vấn đề đang cần bàn.

Trên thực tế đã có một vài mô hình có sự liên kết giữa các cấp chính quyền và các doanh nghiệp. Đó là các doanh nghiệp có nhu cầu về lao động họ sẽ đến tỉnh Thanh Hóa và trực tiếp tuyển chọn, thỏa thuận với người lao động về mức lương cũng như điều kiện làm việc, người lao động sẽ không mất chi phí khi vào làm việc cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này sẽ cho xe ra đưa đón và thu xếp chỗ ở cho người lao động. Với cách làm này, chúng ta khắc phục được nhược điểm của di cư tự do.

3.2. Giải pháp

Một phần của tài liệu Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thanh Hoá (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w