GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ DI DÂN VÀ VIỆC LÀM.
3.2.1.2. Ngành công nghiệp.
Tiếp tục thu hút đầu tư không những về vốn mà còn khoa học công nghệ vào các khu đô thị tập trung: Thành phố Thanh Hoá, khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn, đô thị Ngọc Lặc… để nó có tác dụng lan toả đến các vùng khác.
Đối với vùng núi và nông thôn cần có chính sách ưu đãi về thuế, hoặc doanh nghiệp và tỉnh cùng đầu tư để thúc đẩy phát triển các vùng khó khăn, tạo việc làm, tăng thu nhập. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỉnh cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng khó khăn như: Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp… Nhưng khi các doanh nghiệp này đi thực hiện các hoạt động đầu tư thì việc thực hiện các chính sách ưu đãi của tỉnh như cam kết đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng như đã cam kết. Điều này đã làm thiệt hại đến các doanh nghiệp và điều quan trọng hơn là gây mất lòng tin của các doanh nghiệp đối với tỉnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, do bên phía doanh nghiệp, do bên phía tỉnh. Nhưng nó phản ánh năng lực các cán bộ của tỉnh trong việc hoạch định, thẩm định các dự án. Đây cũng là bài học kinh nghiệm.
3.2.1.3. Dịch vụ.
Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế dịch vụ có tiềm năng, phát triển thị trường nội địa, hoà nhập thị trường khu vực và thế giới. Chuyển đổi mạnh cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng nông, lâm,
hải sản chế biến, đá ốp lát, đá mỹ nghệ, hàng công nghiệp tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp thu hút nhiều lao động. Khai thác tối đa thế mạnh du lịch của tỉnh như du lịch tắm biển, du lịch sinh thái, du lịch lịch sử- văn hoá và các loại hình du lịch khác, thực hiện liên doanh liên kết để xây dựng các tua du lịch trong và ngoài tỉnh. Đầu tư du lịch có trọng điển, có sản phẩm độc đáo.
Để ngành du lịch của Thanh Hoá phát triển tương xứng với tiềm năng thì một yếu tố rất quan trọng là thái độ của cộng đồng người dân đối với khách du lịch (hay còn gọi là văn hóa du lịch). Nếu thái độ chúng ta đón tiếp một cách niềm nở, lịch sự, “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” thì số lượng khách quay lại và giới thiệu cho người khác sẽ là rất đông. Đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch Thanh Hoá. Du khách đi tắm biển đều thích đến Sầm Sơn tắm, vì ở đây có lợi thế hơn các vùng biển khác là sóng biển rất to. Tuy nhiên, khoảng 83% du khách sau khi đi nghỉ về đều nói rằng: Quang cảnh rất tuyệt vời, nhưng thái độ của cộng đồng dân cư đã làm cho họ mất hứng, nào là “ăn xin”, “bắt chẹt”, rồi tình trạng lôi kéo khách… và họ không có ý định quay trở lại. Nếu chúng ta không có những giải pháp để quản lý vấn đề này và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi người dân về hành động của mình thì rất khó lòng để ngành du lịch Thanh Hoá trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh.
Có lẽ “ăn xin” đã trở thành “thương hiệu” khi nhắc tới Thanh Hoá. Vấn đề ở đây là họ “ăn xin” không phải vì quá nghèo, không có bất kỳ nguồn lực nào trong tay (sức khoẻ, đất đai…) mà là công việc này tạo ra thu nhập cao hơn lại không vất vả. Để giải quyết triệt để tình trạng này, chúng ta nên học mô hình của Nhật Bản. Ở Nhật Bản, bài học đầu tiên các em học là “Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên, vì vậy chúng ta không có cách nào khác là phải học”. Có lẽ, ngay từ khi các đang học mẫu giáo hoặc tiểu học chúng ta nên có những bài học thêm giáo dục cho các em nhận thức đúng đắn về vấn đề này.