Đối với Ngân hàng Nhà nớc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 84 - 86)

IV. Một số kiến nghị.

2. Đối với Ngân hàng Nhà nớc.

Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ

Hoàn chỉnh môi trờng pháp lý là vấn đề cần thiết để thẻ trở thành phơng tiện thanh toán phổ biến trong xã hội. Việt Nam hiện nay mới chỉ có duy nhất một Quy chế của Ngân hàng Nhà nớc về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ (ban hành ngày 19/10/1999). Đó chỉ là một văn bản có tính hớng dẫn chung. Một khi thẻ đã đợc sử dụng phổ biến và trở thành phơng tiện thanh toán hữu hiệu thì rất cần có một pháp lệnh về thẻ thanh toán với những điều khoản chặt chẽ, thống nhất với các văn bản có liên quan đến quản lý ngoại hối, tín dụng chung. Ngoài ra, cũng cần quy định rõ vấn đề liên quan đến dự phòng rủi ro, quản lý rủi ro cho chủ thẻ và ngân hàng.

Hoạt động có hiệu quả hơn nữa của hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ.

Hiệp hội các Ngân hàng thanh toán thẻ kết hợp với NHNN duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các Tổ chức thẻ quốc tế nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển nghiệp vụ thẻ ở Việt Nam. Hội cũng đã thu hút hầu hết các ngân hàng thực hiện dịch vụ thẻ tại Việt Nam tham gia, thống nhất mức phí, áp dụng các chính

sách chung nhằm mục đích đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các ngân hàng và thị trờng thẻ cạnh tranh lành mạnh. Hội cũng nắm bắt những khó khăn, thuận lợi của các ngân hàng trong hiệp hội về phát hành và thanh toán thẻ để cùng nhau đề ra các giải pháp khắc phục, bớc đầu thực hiện tiêu chí “diễn đàn hợp tác, trao đổi kinh nghiệm của các ngân hàng thanh toán thẻ tại Việt Nam”.

Thành lập trung tâm thanh toán liên hàng về thẻ.

Trung tâm này là đầu mối xử lý các giao dịch cấp phép, thanh toán, tra soát giao dịch thẻ của các ngân hàng thơng mại Việt Nam, đảm bảo các loại thẻ do các NHTM khác nhau phát hành có thể thanh toán tại bất cứ CSCNT nào trong toàn hệ thống. Các giao dịch thẻ do các ngân hàng trong nớc phát hành thực hiện tại các CSCNT trong nớc sẽ đợc trung tâm này xử lý, không cần thông qua trung tâm xử lý cấp phép và trao đổi của các Tổ chức thẻ quốc tế. Điều này sẽ làm giảm tính phức tạp về hình thức thanh toán các giao dịch nội bộ trong n- ớc, tăng tốc độ thanh toán, giải quyết đợc vấn đề chênh lệch về tỷ giá, tiết kiệm khoản chi phí phải thanh toán cho các tổ chức thẻ quốc tế và thống nhất chủ tr- ơng giao dịch thẻ ở Việt Nam chỉ dùng VNĐ... đồng thời qua trung tâm đó, các thành viên sẽ có mối quan hệ chặt hơn trong mọi lĩnh vực: cập nhật nhanh nhất các thông tin về thẻ giả mạo, tránh thất thoát cho các thành viên; kết hợp in ấn danh sách thẻ cấm lu hành; thống nhất về đồng tiền thanh toán, phí, tỷ giá...

Có chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh thẻ.

Ngân hàng Nhà nớc cần khuyến khích các ngân hàng không ngại đầu t mở rộng dịch vụ thẻ bằng việc trợ giúp các ngân hàng trong nớc trong việc phát triển nghiệp vụ thẻ để tạo điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng nớc ngoài đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm quy chế trong hoạt động thẻ.

Ngân hàng nhà nớc cần cho phép các ngân hàng thơng mại thành lập quỹ phòng ngừa rủi ro cho nghiệp vụ thẻ, thành lập bộ phận quản lý, phòng ngừa rủi

ro chung cho các ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán thẻ nằm trong trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN.

NHNN nên thờng xuyên tổ chức những khoá học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về thẻ cho các NHTM cùng tham gia, giới thiệu để các NHTM thu thập thông tin, tài liệu chuyên đề về thẻ; cùng các NHTM trao đổi kinh nghiệm, giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.

Cho phép các NHTM Việt Nam đợc áp dụng linh hoạt một số u đãi nhất định để đảm bảo tính cạnh tranh của các loại thẻ do ngân hàng Việt Nam phát hành so với các loại thẻ của ngân hàng nớc ngoài hay chi nhánh ngân hàng nớc ngoài phát hành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 84 - 86)