Thẻ tín dụng quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 41 - 47)

- Giao thẻ, PIN cho khách hàng, mở tài khoản thẻ cho khách hàng và

2.3.2. Thẻ tín dụng quốc tế.

Số lợng thẻ phát hành.

Hiện nay ACB đang phát hành hai loại thẻ tín dụng quốc tế, đó là Mastercard (27/04/1996) và Visa (15/10/1997). Năm đầu tiên, ACB chỉ phát hành khoảng 500 thẻ, tuy nhiên cho đến ngày 28 /2/2002 con số này tăng lên 14.858. Cùng với sự gia tăng của số lợng thẻ phát phát hành là ngày càng nhiều hơn các chủ thẻ đến với ACB. Các con số sau sẽ cho ta thấy rõ điều đó.

Bảng 4: Số lợng thẻ tín dụng quốc tế phát hành của Ngân hàng TMCP á Châu ( 1996 - 2001) Chỉ tiêu Đơn vị: thẻ Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998

Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001

% tăng % tăng % tăng Số lợng thẻ phát hành 551 1449 1516 4125 170% 5176 25% 14094 172% VISA Card - 435 955 3229 238% 4056 25% 12750 214% Master Card 551 1014 561 896 59 % 1120 25% 1344 20%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ Ngân hàng á châu các năm)

Nhìn vào bảng tổng kết trên ta thấy số lợng thẻ tín dụng quốc tế do ACB phát hành liên tục tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng trong từng thời kỳ có khác nhau. Năm 1996, ACB bắt đầu phát hành thẻ tín dụng quốc tế nhng đã chiếm tới hơn 60 % thị phần thẻ cả nớc lúc bấy giờ (940 thẻ). Sang năm 1997 hoà cùng sự phát triển sôi nổi của thị trờng thẻ Việt nam, thẻ ACB tăng mạnh 160%, thống lĩnh hơn một nửa thị trờng. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông nam á vào năm 1998 tác động xấu tới mọi mặt đời sống kinh tế chính trị, nhất là lĩnh vực ngân hàng. Nhng số lợng thẻ mà ACB phát hành ra vẫn tăng tuy không đáng kể. Trải qua sóng gió, nền kinh tế phục hồi trở lại tạo đà cho sự hồi sinh và phát triển cho dịch vụ thẻ của ACB và kết quả là năm 1999 tốc độ tăng trởng mạnh hơn rất nhiều so với năm 1998, đặc biệt là thẻ Visa (200%). Sự suy thoái kinhtế năm 2000 làm cho tốc độ tăng của thẻ giảm xuống chỉ còn 25%, con số này lại trở về trạng thái hng thịnh khi bứơc vào năm 2001 (172%). Ngời ta dự đoán rằng trong năm 2002 thẻ tín dụng quốc tế ACB sẽ phát triển ổn định hơn. Số lợng thẻ phát hành 14.858 tính đến ngày 28/2/02 là một cơ sở đáng tin cậy. Đi cùng với sự tăng trởng về số lợng thẻ phát hành là sự gia tăng của chủ thẻ. Nhận xét đó sẽ đợc chứng minh qua biểu đồ sau:

Biểu 1 : Tốc độ tăng trởng chủ thẻ tín dụng quốc tế (1996-2001) Tốc độ tăng trưởng chủ thẻ 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Năm Người

(Nguồn: Tạp chí Ngân hàng ngoại Thơng số 5/2001)

Những thành công này có đợc là do những nỗ lực trong việc cải tổ toàn hệ thống ngân hàng của Ban giám đốc. ACB đã từng bớc chuyển mình để trở thành một ngân hàng đợc đánh giá là rất năng động và hoạt động có hiệu quả, hơn nữa việc triển khai chơng trình phát hành thẻ tín dụng công ty ACB – VISABUSSINESS, cũng nh nhiều nỗ lực của ngân hàng trong việc đổi mới chính sách cấp phát tín dụng thẻ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi có nhu cầu sử dụng thẻ thực sự đã mang lại hiệu quả đáng kể cho ngân hàng thể hiện qua số lợng chủ thẻ gia tăng trong năm 1999 là 4125 thẻ và tiếp tục tăng trong năm 2000 vừa rồi là 5176 thẻ, năm 2001 là 9800 thẻ.

Tuy nhiên một thực tế hiện nay là không chỉ ACB mà cả các ngân hàng tham gia phát hành và thanh toán thẻ mới chỉ tập trung phát hành cho một nhóm nhỏ khách hàng đã có nhu cầu sử dụng thẻ cha có một chiến lợc marketing sản phẩm tới nhóm khách hàng tiềm năng. Hơn nữa việc phát hành thẻ chủ yếu tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà cha tập trung vào các khu vực khác. Trong khi đó thị trờng thẻ ở Hà nội và thành phố Hồ Chí

Minh dờng nh đã bão hoà. Thủ tục phát hành thẻ của ngân hàng dù không phức tạp nhng thời gian xử lý cấp phép dài hơi do hệ thống máy dập thẻ đặt tại Trung tâm thẻ ACB trong thành phố Hồ Chí Minh nên các nhu cầu làm thẻ của các chi nhánh gửi đến thờng phải mất từ 5-7 ngày, khách hàng mới đợc sử dụng thẻ; riêng thời gian vận chuyển đã mất 3 ngày. Điều này làm cho nhiều khách hàng của chi nhánh, đặc biệt tại Hà Nội quyết định đến làm thẻ tại VCB dù thủ tục làm thẻ có phiền hà hơn. Khi các chi nhánh ngân hàng nớc ngoài tại Việt Nam đợc ngân hàng nhà nớc cho phép thực hiện phát hành thẻ nh ANZ, HK Bank thì với lợi thế về vốn, công nghệ, trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm Marketing thì đây thực sự là một nguy cơ tiềm tàng gây khó khăn cho hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng trên thị trờng đòi hỏi ACB có biện pháp đối phó kịp thời. Nhng với phơng châm coi dịch vụ thẻ là một sản phẩm dịch vụ chính cần phải phát triển, ACB dự kiến năm 2002 sẽ đa ra thị trờng các sản phẩm thẻ mới nh thẻ Debit và thẻ rút tiền mặt ATM. Đồng thời trung tâm thẻ có kế hoạch cung ứng thêm những sản phẩm dịch vụ liên quan đến thẻ cho khách hàng. Tháng 4/2000, chủ thẻ tín dụng quốc tế do ACB phát hành có thêm cơ hội sử dụng dịch vụ trợ giúp toàn cầu ''ACB WORLD ASSIST'' do AXA Assitance là một trong những công ty bảo hiểm và trợ giúp y tế hàng đầu thế giới phối hợp cùng công ty Bảo Hiểm Việt Nam cung ứng, ngoài ra đợc cung cấp dịch vụ khách hàng miễn phí 24/24 do ACB cung cấp, làm tăng sự thuận tiện khi sử dụng thẻ do ngân hàng phát hành lên rất nhiều.

Tỷ trọng phát hành thẻ

Bảng 5 : Tỷ trọng phát hành thẻ

Chỉ tiêu Visa Master

Số thẻ Tỷ trọng% Số thẻ Tỷ trọng%

1996 0 0 551 100

1998 955 62 561 38

1999 3229 78 896 22

2000 4056 78 1120 22

2001 12750 85 1344 15

(Nguồn: Báo cáo hoạt động phát hành thanh toán thẻ ACB)

Các con số ở bảng trên cho ta thấy tốc độ và tỷ trọng phát hành thẻ Mastercard và Visa thay đổi qua các năm, 1996 ngân hàng cha thực hiện phát hành thẻ Visa, nhng đến năm 1997 ý thức rõ sự cần thiết đa dạng hóa sản phẩm thẻ phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng nên sau khi đợc tổ chức thẻ quốc tế Visa chính thức công nhận là thành viên, ngân hàng đã nhanh chóng xúc tiến triển khai phát hành thẻ Visa với hai loại chủ yếu là thẻ cá nhân và thẻ công ty. Tuy rằng ra đời sau và đợc thị trờng biết đến muộn hơn nhng tốc độ phát hành thẻ Visa của ngân hàng rất cao, tăng liên tục với nhịp độ cao qua các năm. Chỉ trong hơn 2 tháng cuối năm 1997, ngân hàng đã phát hành đợc 435 thẻ Visa; riêng trong năm 1998, ngân hàng đã phát hành đợc 955 thẻ chiếm tỷ trọng 63%; năm1999 là 2942, tỷ trọng là 78%, năm 2000 là 4056 thẻ tăng 37% so với năm 1999, chiếm tỷ trọng 78%. Năm 2001 là 12750 thẻ, chiếm tỷ trọng 85%. Mặc dù tỷ trọng thẻ thay đổi qua từng năm nhng nhìn chung thẻ Visa thờng chiếm khoảng 70 % số lợng thẻ tín dụng quốc tế phát hành.

Nguyên nhân chủ yếu của việc thẻ Visa chiếm u thế hơn thẻ Master là do khách hàng khi sử dụng Mastercard để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ, nếu chi tiêu ở nớc ngoài thờng phải chịu thêm 1% phí chuyển đổi tiền tệ trong khi đó nếu dùng thẻ Visa khách hàng không bị mất khoản phí này. Mà hiện nay khách hàng chủ yếu sử dụng thẻ để chi tiêu ở nớc ngoài, do vậy nếu dùng thẻ Visa sẽ kinh tế hơn. Đây cũng là một cơ hội thuận lợi cho ngân hàng phát hành thẻ tín dụng ACB - VISA trong tơng lai tại Việt Nam.

Bảng 6: Doanh số sử dụng thẻ Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Doanh số sử dụng thẻ (tỷ VND) 2.342 21.000 35.251 106.336 157.248 322.077 Phần trăm doanh số sử dụng thẻ trong nớc - 15% 24% 28% 33% -

( Nguồn : Báo cáo hoạt động trung tâm thẻ ACB)

Thẻ tín dụng ACB sử dụng chủ yếu cho thanh toán hàng hoá dịch vụ hoặc có thể rút tiền mặt. Mặc dù ACB áp dụng mức phí rút tiền mặt cao (4% số tiền rút tối thiểu là 60000 VNĐ) nhng trong năm 2000 doanh số rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng khoảng 2,1 tỷ VND, chiếm khoảng 6% doanh số sử dụng thẻ. Về thanh toán dịch vụ, thẻ chủ yếu dùng để thanh toán tiền khách sạn, tiền học phí, tiền vé máy bay, tiền ăn. Hầu hết khách hàng sử dụng thẻ đều thanh toán 100% d nợ sử dụng thẻ trong kỳ. Sự phục hồi của thị trờng thẻ sau khủng hoảng kinh tế cũng kéo theo sự gia tăng doanh số sử dụng thẻ của các chủ thẻ, riêng trong năm 2001 doanh số sử dụng thẻ của các chủ thẻ ACB trung bình từ 1,3 đến 1,5 triệu USD/tháng.

Số lợng và loại hình các điểm thanh toán thẻ trong nớc còn hạn chế chỉ tập trung ở một số loại hình kinh doanh nhất định, thờng là các mặt hàng cao cấp, khách sạn, nhà hàng, sân bay,...phục vụ cho ngời nớc ngoài là chủ yếu, Hơn nữa thẻ phát hành chủ yếu cho khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ cho du học hoặc thờng xuyên đi công tác nớc ngoài, nên thẻ đợc dùng chủ yếu để thanh toán ở nớc ngoài, vì vậy doanh số sử dụng thẻ trong nớc tuy có tăng nhng nhng vẫn chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng doanh số sử dụng thẻ. Từ ngày khai trơng, phát hành thẻ, doanh số sử dụng thẻ ở nớc ngoài cho đến nay chiếm khoảng 67%, trong khi đó doanh số sử dụng thẻ trong nớc chỉ chiếm khoảng 33%, so

doanh số sử dụng thẻ trong nớc, năm 1998 và năm 1999 là 74% và 26% ta có thể thấy một sự phát triển vợt bậc trong sử dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam tuy rằng còn thấp nhng đây chủ yếu do nguyên nhân khách quan mà bản thân ngân hàng không thể tự khắc phục ngay đợc.

Biểu 2 : Phần trăm doanh số sử dụng thẻ trong nớc của các chủ thẻ (1996 - 2001)

(Nguồn: Ngân hàng ACB)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w