Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Nhà nước Việt Nam (Trang 25 - 31)

Thế kỉ 21 đánh dấu những sự kiện quan trọng trong hoạt động của ngành Ngân hàng Việt Nam. Là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, ngành Ngân hàng đã tham gia và đóng góp tích cực cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, ngành đã có những chiến lược phát triển phù hợp vượt qua những yếu kém tồn tại, đối phó với mọi thách thức từ môi trường bên ngoài, đồng thời biết tận dụng mọi cơ hội để phát triển.

Vẫn giữ vị trí đi đầu trong toàn hệ thống, các NHTM quốc doanh với thị phần huy động vốn và tín dụng chiếm 70 – 80%, hoạt động hiệu quả đã đạt được những thành tích đáng mừng, góp phần quan trọng cho tăng trưởng, ổn định kinh tế trong thời kì đổi mới. Những thành tích đó được biểu hiện cụ thể qua các chỉ tiêu:

Về vốn tự có: Là chỉ tiêu cơ bản đánh giá tiềm lực tài chính của NHTM

Nhà nước. Vốn tự có của Ngân hàng thường chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 10% so với tài sản có nhưng vốn tự có có vai trò quan trọng đối với Ngân hàng vì :

Tiềm lực vốn tự có của Ngân hàng quyết định quy mô hoạt động của Ngân hàng.

Vốn tự có của Ngân hàng quy định năng lực thanh toán và tạo ra uy tín của Ngân hàng .

Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng .

Đối với kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng có vốn tự có lớn và duy trì được vốn tự có là biểu hiện của một Ngân hàng bền vững.Theo Thoả ước về Đo lường vốn và tiêu chuẩn vốn quốc tế năm 1988 của uỷ ban Basel II, hệ số vốn

tự có/ tổng tài sản có điều chỉnh theo mức độ rủi ro (Hệ số CAR=Capital Adeqcy Ratio) của các Ngân hàng tối thiểu phải là 8%.

ở Việt Nam, vốn tự có của các NHTM Nhà nước tăng liên tục trong giai đoạn 2002 – 2005. Năm 2002 – 2003, vốn tự có tăng với tỉ lệ tương ứng là 69% và 42% đạt mức 17018 tỷ đồng vào cuối năm 2003. Sự gia tăng vốn này chủ yếu bằng hoạt động cấp bổ sung vốn điều lệ của nhà nước cho các Ngân hàng. Chỉ tính riêng trong năm 2002 – 2003, tổng số vốn điều lệ cấp bổ sung cho 5 NHTM Nhà nước lên tới 9.346 tỷ, chiếm khoảng 55% vốn tự xử lý nợ và bổ sung vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước. Đến cuối năm 2004, tổng số vốn điều lệ của 5 Ngân hàng này ước đạt 18.031 tỷ đồng (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Vốn điều lệ và tỉ lệ an toàn vốn của các NHTM Nhà nước (tháng 12/2004)

NHTM Nhà nước Vốn điều lệ (Tỷ đồng)

Tỉ lệ an toàn vốn (%) Ngân hàng nông nghiệp và

phát triển nông thôn 6.095 6,17 Ngân hàng Công thương 3.265 4,43 Ngân hàng đầu tư và phát triển 3.818 5,25 Ngân hàng Ngoại thương 4.030 5,97 Ngân hàng phát triển nhà đồng

bằng sông Cửu Long 823 5,74

Nguồn : NHNN Việt Nam

Đầu năm 2005, bộ tài chính lại quyết định cấp thêm vốn đợt 4, đợt cuối cùng cho các Ngân hàng trên. Tính chung trong giai đoạn 2002 - 2005, 5 Ngân hàng trên đã được cấp thêm vốn 4 lần với tổng số tiền là 10.921 tỷ đồng. Lượng vốn tăng thêm này góp phần cải thiện tình hình tài chính trong các NHTM Nhà nước, giảm bớt rủi ro trong hoạt động ngân hàng do

thiếu vốn và tăng cường sự chủ động trpng việc cho vay những khách hàng có nhu cầu về vốn đầu tư lớn.

Do vốn tự có tăng nên tỷ lệ an toàn vốn/ tổng tài sản có của các Ngân hàng cũng tăng. Cuối năm 2003, tỉ lệ an toàn vốn trung bình là 3%. Đến nay, tỉ lệ này khoảng 5 - 6%, đưa các Ngân hàng tiến dần đến tỉ lệ an toàn vốn quốc tế.

Về xử lý nợ xấu: Nợ xấu, nợ đọng là chỉ tiêu quan trọng nhất

quyết định đến việc làm lành mạnh hoá tình hình tài chính cho các NHTM, là cơ sở để cơ cấu lại NHTM góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định.

Đầu năm 2002, tỉ lệ nợ quá hạn của NHTM Nhà nước gần 7%. Nhờ sự chỉ đạo kiên quyết của Chính phủ, sự chủ động của NHNN trong việc phối hợp với các cơ quan có liên quan đưa ra những giải pháp hữư hiệu để tháo gỡ khó khăn cho các NHTM Nhà nước, cộng thêm sự nỗ lực của bản thân các Ngân hàng, hàng nghìn tỷ đồng nợ đã được thu hồi do bán tài sản thế chấp, do thu hồi được từ con nợ chây ỳ, do xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro ,do nhà nứoc cấp thêm vốn… 30/9/2004 tình hình xử lý nợ đọng của các Ngân hàng đã rất sáng sủa. Ngân hàng Ngoại thương cơ bản xử lý được nợ tồn đọng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý được 80% nợ đọng, Ngân hàng đầu tư và phát triển xử lý được 70%, Ngân hàng Công thương thì chưa đạt được tiến độ đề ra do nợ tồn đọng quá lớn phát sinh từ các vụ án. Tỷ lệ xấu / Tổng dư nợ giảm đáng kể. Năm 2004 bình quân giảm 4-5% so với năm 2003, được thể hiện qua bảng.

Bảng 2.2.Tình hình nợ xấu của các NHTM Nhà nước năm 2003-2004

NHTM Nhà nước Tháng 12/2003 Tháng 12/2004 Nợ xấu (Tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) Nợ xấu (Tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ (%)

Ngân hàng nông nghiệp

và phát triển nông thôn 3.647,8 3,20 4.053,7 2,89

Ngân hàng Công thương 6.560,4 10,62 7.245,4 9,25

Ngân hàng đầu tư và

phát triển 3.064,8 4,89 4.897,6 7,01

Ngân hàng Ngoại thương 1.240 3,13 1.450,2 2,79

Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

80,7 1,91 1.11,2 2,23

Nguồn : NHNN Việt Nam

Khả năng sinh lời: là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM

Nhà nước. NHTM Nhà nước tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, hoa hồng môi giới và phí dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của NHTM Nhà nước.

Thời gian qua thu nhập của các NHTM Nhà nước liên tục tăng trung bình từ 20-30%. Dư nợ tín dụng của các NHTM Nhà nước tăng với tốc độ cao khoảng trên 20% trong những năm gần đây, thậm chí cao hơn cả tốc độ tăng vốn huy động( bảng 2.3). Những con số đó khẳng định khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang rất cần vốn để phát triển.

Bảng 2.3 :Dư nợ tín dụng của các NHTM Nhà nước Việt Nam thời kỳ 2000-2004 NHTM Nhà nước Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Ngân hàng nông nghiệp và

phát triển nông thôn 32.581 56.138 76.233

113.92

0 140.270 Ngân hàng Công thương 26.281 42.142 54.543 61.761 78.329 Ngân hàng đầu tư và phát 22.014 45.393 56.463 62.677 69.867

triển

Ngân hàng Ngoại thương 11.630 16.721 25.549 39.895 51.845 Ngân hàng phát triển nhà

đồng bằng sông Cửu Long 790 1.206 2.473 4.221 4.986

Nguồn : NHNN(2000-2004)

Tuy nhiên trong cơ chế thị trường hiện nay, các Ngân hàng nói chung và NHTM Nhà nước nói riêng đang dần dịch chuyển trọng tâm từ tập trung thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng truyền thống cấp tín dụng sang cung ứng các dịch vụ Ngân hàng tiện ích cho khách hàng. Quá trình này phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế, của thương mại quốc tế và sự tiến bộ về công nghệ thông tin. Ngày nay chỉ tiêu tỷ lệ phí trên tiền lãi được các Ngân hàng quan tâm và xem đây là thước đo thành tựu công nghệ của một Ngân hàng .Tỷ lệ phí trên lãi càng cao có nghĩa là các dịch vụ phi tín dụng mà Ngân hàng sử dụng càng tiên tiến. Theo đánh giá chung của giới tài chính tiền tệ, năm 2004 và mấy tháng đầu năm 2005 có sự thay đổi đáng chú ý và có thể coi là “bùng nổ” về phát triển thẻ tín dụng ở Việt Nam. Sự xuất hiện của máy rút tiền tự động ATM, vấn tin tài khoản BBMS, dịch vụ Phone Banking, I- Banking, sản phẩm của INCAS, thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế VISA, MASTER… với những tiện ích của chúng đã tạo những bước ngoặt lớn cho sự phát triển của ngành Ngân hàng. Dẫn đầu về sản phẩm dịch vụ là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với hơn 400 máy ATM lắp đặt tại 28 tỉnh thành phố trong cả nước và 516000 chủ thẻ. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện có 54 máy, đã ký hợp đồng nhập 150 máy và kế hoạch nhập tiếp 200 máy ATM nâng tổng số lên gần 400 máy và 20.000 chủ thẻ. Các công nghệ hiện đaị khác cũng được tích cực áp dụng như: kết nối mạng thanh toán điện tử liên Ngân hàng với NHNN, triển khai hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến (online), Home- Banking, Mobile Banking…Các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán hoá đơn ngày càng phổ biến. Tổng thu

nhập từ các dịch vụ Ngân hàng chiếm trên dưới 20% tổng thu nhập của các NHTM Nhà nước.

Do sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, cùng với chiến lược đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, các NHTM Nhà nước cũng không ngừng phát triển chiến lược khách hàng. Trong những năm gần đây các NHTM Nhà nước đã quan tâm hơn đến vấn đề nghiên cứu khách hàng và có giải pháp để tăng cường thu hút khách hàng, tạo dựng kênh phân phối phù hợp với nhu cầu riêng của từng khách hàng. Hoạt động của Ngân hàng đã xâm nhập tới các lĩnhvực mới như cho vay du học, cho vay mua nhà, cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các hình thức như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng để khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang áp dụng các hình thức như tăng lãi suất tiết kiệm, tiết kiệm đặc biệt lãi suất lũy tiến, huy động vốn bằng chứng chỉ tiền gửi dài hạn dự thưởng bằng vàng ba chữ A trên toàn quốc. Ngân hàng đầu tư phát triển thực hiện chương trình tiết kiệm dự thưởng đến 8/8/2005 với tổng giá trị 5,58 tỷ đồng. Cơ cấu khách hàng của các Ngân hàng ngày càng đa dạng nhưng giảm dần số DNNN.

Đứng trên góc độ Ngân hàng, việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ Ngân hàng còn là một giải pháp hữu hiệu để phân tán rủi ro. Các Ngân hàng đa dạng hoá hoạt động thì sẽ ít gặp rủi ro hơn các Ngân hàng có phạm vi sản phẩm dịch vụ hẹp. Hoạt động Ngân hàng vốn là hoạt động luôn tồn tại rủi ro. Để giảm thiểu rủi ro, các Ngân hàng cũng đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ như quyền lựa chọn (Option), các hợp đồng tương lai (Futures Contract).

Ngoài những bước tiến cơ bản đã đạt được trên đây các NHTM Nhà nước còn mở rộng mạng lưới chi nhánh, mở rộng mối quan hệ với các Ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài (IMF, WB), nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên thông qua đào tạo bổ sung từ các trường đại học, học viện và hiệu quả của bộ máy hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Nhà nước Việt Nam (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w