Thuận lợi và khó khăn đối với cổ phần hoá NHTM Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Nhà nước Việt Nam (Trang 45 - 51)

Việt Nam.

2.3.2.1 Thuận lợi

Cổ phần hoá NHTM nhà nước ở nước ta trong giai đoạn đầu có một số những thuận lợi sau:

Thứ nhất, Cổ phần hoá NHTM Nhà nước đã được sự nhất trí đồng

thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước, các NHTM Nhà nước. Điều đó chứng tỏ việc tiếp tục duy trì quá lâu quy mô và phương thức hoạt động kinh doanh của NHTM Nhà nước như hiện nay là không thể trong nền kinh tế thị trường và con đường cổ phần hoá NHTM Nhà nước là con đường hoàn toàn đúng đắn. Sự nhất trí, đồng thuận này sẽ tạo ra sức mạnh đoàn kết và quyết tâm để thực hiện thành công cổ phần hoá NHTM nhà nước. Để thể hiện quyết tâm đó, chính phủ, Bộ Tài chính đã xây dựng một số các văn bản vi phạm pháp luật là cơ sở pháp lý ban đầu cho cổ phần hoá NHTM nhà nước. Đây là thuận lợi đầu tiên cũng là bước khởi đầu mở đường cho quá trình cổ phần hoá NHTM nhà nước ởViệt Nam.

Thứ hai, có kinh nghiệm cổ phần hoá từ quá trình cổ phần hoá DNNN

và một số kinh nghiệm cổ phần hoá NHTM nước ngoài.

Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta đã diễn ra được hơn 10 năm. Trong hơn 10 năm đó, những thành công, những thất bại, những thuận lợi và khó khăn của quá trình cổ phần đã được Nhà nước ta đúc rút thành những bài học kinh nghiệm quý báu về phương thức tổ chức quản lý, các bước tiến hành cổ phần hoá, khắc phục những khó khăn nảy sinh. Bên cạnh đó, những bài học kinh nghiệm từ quá trình cổ phần hoá NHTM Nhà nước của một số nước ngoài như Braxin, Mexico, Achentina, Ba Lan hay Trung Quốc cũng có thể là tham khảo cho quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam.

Mặc dù hoàn cảnh của các nước là khác nhau, điều kiện cổ phần hoá cũng như đặc điểm của mỗi thể chế, mỗi NHTM Nhà nước là khác nhau, và những bài học mang tính khách quan này có thể có thể phù hợp, có lợi, có thể không phù hợp cho Việt Nam nhưng nếu ta biết phân tích, vận dụng sáng tạo, không áp dụng một cách máy móc thì chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta. Đặc biệt trong số những quốc gia đó, Trung Quốc là quốc gia gần nhất và cũng có đặc điểm tương đồng lớn về lĩnh vực Ngân hàng với Việt Nam như: cũng có 4 NHTM Nhà nước lớn với lượng tín dụng chiếm 60% toàn ngành Ngân hàng (Việt Nam hơn 70%), vừa kinh doanh vừa đóng vai trò chủ chốt trong việc cấp phát tín dụng cho các DNNN vì lý do chính sách, chính trị , với một số nợ khó đòi lớn…Tất cả những kinh nghiệm đó sẽ giúp Việt Nam xây dựng các kế hoạch, phương án cổ phần cho riêng mình, phù hợp với tình hình thực tế riêng của đất nước.

Thứ ba, các NHTM nhà nước đều đang là những doanh nghiệp làm ăn

có hiệu quả.Tổng vốn huy động tăng, tổng lượng tín dụng tăng,tích cực mở rộng các dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại, các NHTM Nhà nước nằm trong số những DNNN có lợi nhuận cao nhất. Số lượng lại nhỏ, chỉ có 5 Ngân hàng. Đây là điều kiện để tạo sức hút các nhà đầu tư, mua cổ phiếu của các Ngân hàng khi Ngân hàng phát hành cổ phiếu. Điều này là rất có lợi cho các Ngân hàng , có thể giúp Ngân hàng bán được cổ phiếu với giá bán cao hơn nhiều lần mệnh giá, từ đó, tăng quy mô vốn tự có của Ngân hàng, đổi mới bộ máy quản lý giúp Ngân hàng phát triển và tạo thế đứng vững trong kinh tế thị trường vốn nhiều thách thức.

Mặc dù không nhiều nhưng những thuận lợi trên đã góp phần quan trọng tạo đà thúc đẩy quá trình trong giai đoạn đầu còn nhiều lúng túng.

2.3.2.2 Khó khăn

Một thực tế đang tồn tại hiện nay là cổ phần hoá NHTM Nhà nước cũng như cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra với một tiến độ

rất chậm chạp, không đúng với kế hoạch. Việc xây dựng các đề án liên tục vấp phải rất nhiều khó khăn nảy sinh tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Đối với các NHTM Nhà nước các khó khăn đó là:

Thứ nhất, chưa có các văn bản hoặc các quy định pháp lý hưóng dẫn các NHTM thực hiện các bước cổ phần hoá một cách cụ thể và sát với tình hình thực trạng hiện tại. Từ năm 1996, khi nghị định 28/CP về việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần thì lại có tiếp các nghị định 25/CP , 44/1998/NĐ-CP, 64/2002/NĐ-CP, Chỉ thị 11/2004/CT-TTg… và gần đây, Thông tư 126/2004/TT-B TC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 là văn bản cụ thể hoá nghị định của Chính phủ hướng dẫn về chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần trong đó áp dụng cho cả NHTM. Như vậy mặc dù mang đặc thù riêng, không giống các doanh nghiệp Nhà nước thông thường, nhưng việc cổ phần hoá NHTM nhà nước không có một văn bản Luật riêng nào. Các bước cổ phần hoá NHTM nhà nước như xác định giá trị doanh nghiệp: Định giá tài sản hữu hình, tài sản vô hình; xác định các loại cổ đông liên tục vấp phải những mâu thuẫn, vướng mắc….. Ví dụ : theo thông tư 76/2002/TT-BTC ngày9/9/2002 của bộ tài chính thì mức chi phí tối đa cho việc chyển đổi DNNN thành công ty cổ phần không quá 500 triệu đồng.Trong khi đó, các NHTM nhà nước là doanh nghiệp lớn, chi phi cổ phần hoá có liên quan đến việc tiến hành kiểm toán quốc tế, đánh giá tài sản…chi phí 500 triệu là chưa thật phù hợp. Mặt khác những vướng mắc, mâu thuẫn, chưa thực sự phù hợp của các thông tư làm cho cổ phần hoá NHTM Nhà nước thêm phần rắc rối.

Thứ hai, là những khó khăn thực tế trong định giá tài sản Ngân hàng.

Một thực tế hiện nay là tiêu chuẩn kế toán ở Việt Nam chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nên việc tính toán và xác định nên việc tính toán và xác định giá trị tài sản gắn với các đánh giá quốc tế là không khớp. Trong khi lại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể dành cho định giá NHTM nhà nước, nhiều kinh

nghiệm về cổ phần hoá DNNN khi áp dụng với NHTM nhà nước lại không phù hợp.

Trước hết, là phần vốn tự có tham gia tài sản cố định trụ sở làm việc của NHTM sẽ cổ phần hoá. So với giá trị nguyên thủy trong sổ sách, những tài sản này phải có giá trị lớn hơn rất nhiều. Mặt khác, các Ngân hàng còn có mạng lưới chi nhánh ở hầu hết các địa phương và vùng lãnh thổ với nhiều hình thức quản lý, sử dụng đất ( được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thuê hoặc mua lại nhà đất của các cá nhân tổ chức khác) cùng với các tài sản xiết nợ đã được chuyển thành tài sản cố định của Ngân hàng. Việc xác định chính xác giá trị của những tài sản này gặp khó khăn cả về qui mô và phương pháp tính. Nếu chỉ sử dụng một hình thức là nhận giá đất để đưa vào giá trị quyền sử dụng đất như hiện hành thì cứng nhắc, không phù hợp.

Tiếp theo là phần vốn tự có do vốn góp của Nhà nước trong các Ngân hàng. Phần vốn góp này có tới 50% là phần vốn góp danh nghĩa, do các đợt bổ sung tăng vốn trước đây, tức là phần trái phiếu đặc biệt của Bộ Tài chính phát hành chỉ có giá trị trên danh nghĩa. Hiện nay chưa có văn bản nào qui định liệu phần vốn này có được xác nhận là phần vốn thực hay loại ra khi xác định giá trị phần vốn phần vốn chiếm giữ của Nhà nước trong các Ngân hàng được cổ phần. Theo cả hai phương pháp tính là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu thì cách tính phần giá trị thực tế vốn góp của Nhà nước trong doanh nghiệp được quy định tại Thông tư 126/2004/TT-B TC thì đều không phù hợp. Trong trường hợp phần vốn này bị loại ra, Nhà nước mất vốn, vốn Ngân hàng giảm . Còn nếu xác nhận là phần vốn thực thì khó có sự chấp nhận từ phía các nhà đầu tư.

Về xác định giá trị thương hiệu của Ngân hàng. Đây là tài sản vô hình của NHTM, nó tồn tại trong tâm trí khách hàng. Giá trị của thương hiệu mang tính định tính. Đối với các NHTM Nhà nước đây là tài sản có giá trị lớn bởi

sự tồn tại lâu năm với chất lượng có uy tín, đặc biệt là Ngân hàng Ngoại thương.

Theo bà Nguyễn Thu Hà - Phó Tổng Giám đốc VietcomBank thì với gần 40 năm hoạt động, chất lượng dịch vụ có uy tín không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài cùng với đội ngũ nhân viên có năng lực, kinh nghiệm và được đào tạo cơ bản chính là giá trị vô hình khổng lồ nhất thiết phải được tính vào tài sản của Ngân hàng.

Một đặc điểm nữa, phần lớn tài sản có của Ngân hàng đều là các khoản cho vay và đầu tư. Những tài sản tài chính này phụ thuộc rất lớn vào mức độ rủi ro, tính thanh khoản và mức sinh lời dự tính. Vì vậy, việc xác định giá trị của chúng không thể chỉ dựa trên sổ sách hay mệnh giá mà phải dựa theo giá thị trường. Việc phân loại, xác định chất lượng và đánh giá các tài sản này đòi hỏi phải có kinh nghiệm và công nghệ. Làm sao đánh giá đúng giá trị các khoản tín dụng cho vay của Ngân hàng vẫn đang là câu hỏi hóc búa đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và các cấp quản lý của Ngân hàng.

Thứ ba, khó khăn trong việc xử lý nợ xấu, làm lành mạnh hoá tình hình

tài chính của Ngân hàng.

Do tính chất của NHTM là trung gian tài chính đi vay để cho vay nên mức độ, số lượng các khoản cho vay rất lớn. Như đã trình bày ở trên, việc xử lý các khoản nợ quá hạn và nợ xấu của các NHTM còn tồn tại nhiều hạn chế. Đối với nợ nhóm I (có tài sản đảm bảo) mặc dù có tài sản đảm bảo nhưng công tác xử lý tài sản thông qua các biện pháp bán, sử dụng, cho thuê của các Ngân hàng còn tỏ ra khá bị động, chịu tác động của yếu tố khách quan như : sức mua bất động sản giảm, nhiều tàn sản thế chấp bảo lãnh nợ tồn đọng cần phải xử lý bằng biện pháp phát mại, song người thế chấp cũng như người bảo lãnh chây ỳ không chịu giao tài sản cho Ngân hàng xử lý. Đối với nợ nhóm III (không có tài sản đảm bảo,con nợ còn tồn tại), con nợ chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn hoạt động nên việc xử lý những doanh

nghiệp Nhà nước này để thu hồi nợ lại không phải do Ngân hàng quyết định mà phụ thuộc vào quá trình đổi mới, sắp xếp lại DNNN. Mặc dù NHNN đã có sự phối hợp với bộ tài chính lập hội đồng thẩm định đánh giá lại các khoản nợ không có tài sản đảm bảo của các DNNN tại NHTM nhưng vẫn chưa có kết quả khả quan. Đối với nợ nhóm II ( nợ không có tài sản đảm bảo và con nợ không còn tồn tại), việc xử lý phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn được cấp của Chính phủ. Ngoài ra Ngân hàng còn sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý, nhưng thực tế quỹ dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp các khoản nợ quá hạn, nợ xấu. Một khó khăn khác là nếu phảI xử lý bằng vốn điều lệ nhà nước cấp thì vốn nhà nước còn lại khi cổ phần hoá sẽ là không đáng kể.

Hiện nay, con nợ lớn nhất của các NHTM chính là khu vực DNNN trong đó có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tình hình tài chính kém lành mạnh, thuộc diện phải giải thể, phá sản nhưng không thể giải thể phá sản … nhưng chưa đến hạn phải trả. Đây là gánh nặng Ngân hàng phải kế thừa sau cổ phần hoá.

Thứ tư, chưa có kinh nghiệm cổ phần hoá một DNNN lớn. Thực tế mặc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dù quá trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta diễn ra đã lâu nhưng chúng ta mới chỉ cổ phần hoá những doanh nghiệp trị giá vài tỷ đến vài chục tỷ trong khi trị giá của một NHTM Nhà nước phải hàng nghìn tỷ đồng. Hơn nữa các DNNN được cổ phần hoá thường là những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Trong khi ấy, NHTM Nhà nước đang là một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả lại có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Việc cổ phần hoá một DNNN như NHTM Nhà nước chắc chắn sẽ rất phức tạp và gian nan. Việc thiếu kinh nghiệm cổ phần hoá sẽ dễ khiến quá trình rơi vào bế tắc.

Thứ sáu, về phát hành cổ phiếu,vấn đề đặt ra là tỷ lệ các loại cổ phần nên là bao nhiêu thì thích hợp để đảm bảo thu hút được các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài để thu hút vốn và công nghệ nhưng vẫn đảm bảo vai trò kiểm soát của nhà nước đối với các ngân hàng sau cổ phần hoá và

các vần đề về an ninh tài chính Sự chi phối của Nhà nước đối với NHTM cổ phần hoá có thể làm kém sức thu hút các nhà đầu tư. Lý do là vì, theo luật DNNN 2003, tuy NHTM được cổ phần hoá nhưng Nhà nước vẫn gĩư vai trò chi phối với Ngân hàng này.Như vậy, theo luật các Tổ chức tín dụng, các NHTM cổ phần hoá cơ bản vẫn được điều hành quản trị theo kiểu Nhà nướcvà theo luật Doanh nghiệp, các cổ đông ngoài Nhà nước có tiếng nói không đáng kể.

Thứ sáu,thị trường chứng khoán của Việt Nam vốn chưa phát triển, tâm lý đầu tư vào cổ phiếu vẫn còn xa lạ đối với người dân Việt Nam nên chắc chắn sẽ không thuận lợi trong việc tìm kiếm các nhà đầu tư. Hơn nữa là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa quy mô vốn của NHTM nhà nước với quy mô vốn của thị trường chứng khoán. Trong khi vốn pháp định của các NHTM quốc doanh hiện đang ở mức 15 nghìn tỷ thì quy mô vốn của thị trường chứng khoán chỉ trên dưới 2 nghìn tỷ.Liệu thị trường chứng khoán đã sẵn sàng và có đủ sức hấp thu được lượng vốn phát hành mới khổng lồ này không ?

Như vậy, sau một thời gian chuẩn bị thí điểm cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương ,và Ngân hàng đầu tư và phát triển quá trình cổ phần hoá NHTM Nhà nước ở nước ta đã có những thuận lợi và vấp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định. Từ việc tìm hiểu, phân tích thực trạng đó sẽ giúp chúng ta tìm ra những phương hướng, giải pháp để giải quyết khó khăn,và tránh được sự chậm trễ trong cổ phần hoá NHTM nhà nước do những khó khăn đó gây ra.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Nhà nước Việt Nam (Trang 45 - 51)