Bối cảnh chung trong nướcvà trên thế giới 1 Thế giớ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Nhà nước Việt Nam (Trang 37 - 39)

2.2.1 Thế giới

Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng rộng rãI đòi hỏi tất cả các quốc gia tham gia hội nhập đều đứng trước sức ép cạnh tranh lớn ở cả trong nước và quốc tế. Trong xu thế chung ấy, đòi hỏi các quốc gia đều phải nỗ lực để tăng cường sức mạnh trong nền kinh tế. Thực hiện các biện pháp để phát triển hệ thống tài chính ngân hàng là một nội dung cốt lõi trong đó.

Thực tế, làn sóng tái cơ cấu Ngân hàng đang diễn ra rất mạnh mẽ ở khắp các châu lục trở thành xu hướng chung của các Ngân hàng. Bằng các hình thức sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá,tư nhân hoá, các Ngân hàng trên toàn thế giới đều đang mở rộng qui mô, tăng cường tiềm lực sức mạnh trên mọi mặt để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Tại châu Mỹ, cổ phần hoá NHTM Nhà nước ở Argentina diễn mạnh mẽ từ năm 1999-2001.Các Ngân hàng được cổ phần hoá như là Banco de Santa Fe, Banco Hipotecario với số tài sản là 57,3 triệu USD và 496,5 triệu USD.Tại Braxin, trước tình trạng các Ngân hàng hoạt động ngày càng kém hiệu quả, năm 1997-1998 Chính phủ Braxin đã thực hiện cải cách Ngân hàng TMNN bằng cổ phần hoá một loạt các Ngân hàng.

Tháng 5/2001, tập đoàn tài chính Citigroup của Mỹ đã tuyên bố mua tập đoàn lớn nhất Mexico Banacci với giá khổng lồ : 12,5 tỷ USD. Đây là cuộc mua bán lớn nhất trong lịch sử tại thị truờng các nước mới nổi như Mêxico. Citigroup là tập đoàn tài chính lớn của Mĩ, là chủ sở hữu của Ngân hàng thương mại khổng lồ Citibank. Việc sáp nhập Ngân hàng Banacci của Mêxico vào chi nhánh ngân hàng của Mĩ tại Mêxico có thể củng cố vị thế trên thị trường tài chính của chính Ngân hàng bị bán là Banamex sau khi bị mất thế cạnh tranh bởi sự kiện năm 2000.

Các nước châu Âu cũng không đứng ngoài làn sóng này. Mạnh nhất là ở Anh, việc cơ cấu lại chủ yếu liên quan đến các NHTM và các công ty bảo hiểm tương hỗ. ở Thuỵ Sỹ, liên minh ngân hàng Thuỵ Sỹ và Công ty Ngân hàng Thụy Sỹ đã hợp nhất với nhau vào cuối năm 1997 cho ra đời tập đoàn Ngân hàng Thuỵ Sĩ (UBS), kiểm soát tới 40% thị trường Ngân hàng nội địa. ở Hà Lan, Phần Lan, Pháp, Na Uy, Đan Mạch cũng diễn ra tương tự nhưng với quy mô nhỏ hơn.

Tại Châu á, ngày 14/7 /2004 chủ tịch UFJ Holding Inc và Chủ tịch Mitshubishi Tokyo Financial Group (MTFG) đã công bố kế hoạch sáp nhập MTFG - Ngân hàng lớn thứ hai và UFJ - Ngân hàng lớn thứ tư của Nhật Bản. Chính hai Ngân hàng này cũng là sản phẩm của việc sáp nhập Ngân hàng cách đó hơn ba năm. Nếu thành công, Nhật Bản sẽ hình thành một Ngân hàng “ ngoại cỡ “ lớn nhất thế giới với giá trị tài sản lên tới 1,7 tỷ USD.

Cổ phần hoá NHTM Nhà nước diễn ra mạnh nhất ở ấn Độ, Đài Loan, Philipin, Thái Lan,…Tại ấn Độ, chính phủ thực hiện cổ phần hoá một loạt các NHTM nhà nước vừa và nhỏ năm 1993-1997. Chương trình cổ phần hoá này là một phần trong chính sách cải tổ lại hệ thống tài chính tiền tệ của ấn Độ nói chung và sau này được đánh giá là khá thành công, góp phần lớn vào thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế ấn Độ. Và Trung Quốc là quốc gia châu á

tiếp theo, cũng đang tiến hành cổ phần hoá NHTM nhà nước, bước đầu đã đem lại kết quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Nhà nước Việt Nam (Trang 37 - 39)