Những hạn chế, tồn tại.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Nhà nước Việt Nam (Trang 31 - 32)

Tuy nhiên nhìn chung bên cạnh những thành tựu đạt được, những đóng góp cho sự nghiệp đổi mới đất nước, các NHTM nhà nước vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế với nhiều tồn tại, yếu kém trong hoạt động.

Về vốn tự có : là vấn đề bất cập nhất của các NHTM Nhà nước hiện nay. Mặc dù sau nhiều lần được Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ nên so với những năm trước vốn tự có của các Ngân hàng là tăng nhưng nếu so với các ngân hàng trong khu vực thì là rất thấp. Năm 2003 sau khi được bổ sung hơn 9 nghìn tỷ, tổng vốn tự có của các NHTM Nhà nước cũng chỉ khoảng chưa đến năm 500 triệu USD. Trong khi trước đó ở các nước ASEAN khác, chỉ một Ngân hàng lớn cuả họ đã có số vốn tự có lớn hơn nhiều lần số đó như ngân hàng Development Bank of singapore vốn tự có là 8452 triệu USD, Malayan Banking vốn tự có là 3164 triệu USD, Krung Thai Bank vốn tự có là 1435 triệu USD (năm 2001). Quy mô vốn tự có của các NHTM Nhà nước Việt Nam được đánh giá là không tương xứng với tốc độ tăng huy động vốn và tín dụng của nền kinh tế. Đến tháng 12/2004, tỷ lệ an toàn vốn trung bình của các NHTM Nhà nước là 5,62%. So vơí caí đích 8% thì vẫn còn rất xa.Nếu tổng tài sản có của các NHTM Nhà nước tiếp tục tăng trung bình 25% một năm trong giai đoạn 2005-2010 trong khi đó nguồn vốn tự có chỉ tăng 6% (chỉ nguồn tích luỹ nội bộ, ngân sách Nhà nước không cấp thêm ) thì cuối năm 2010, hệ số CAR của các NHTM Nhà nước chỉ còn 1,4%, và để đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế thì các NHTM Nhà nước cần bổ sung thêm một lượng vốn tự có vào khoảng 117940 tỷ đồng. (Bảng 2.4)

Mức vốn tự có thấp ảnh hưởng đến quy mô hoạt động và uy tín của Ngân hàng trên thị trường kinh doanh trong điều kiện gay gắt là rất hạn chế. Tỉ lệ vốn tự có quá thấp so với tài sản có làm tăng rủi ro và nguy cơ khủng hoảng của hệ thống Ngân hàng do khó có thể khống chế được những diễn biến xấu,

phức tạp trên thị trường. Theo đánh giá của tổ chức Standard and Poor thì các NHTM nhà nướcViệt Nam hiện đang xếp hạng có độ rủi ro cao nhất trong khu vực Đông á. Không những thế khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại cũng sẽ bị hạn chế trong điều kiện vốn tự có thấp.

Như vậy, nếu không tìm được giải pháp khả thi thì các NHTM Nhà nước sẽ lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng để có thể đảm baỏ an toàn và phát triển bền vững.

Bảng 2.4. Dự báo mức độ thiếu vốn và nhu cầu bổ sung vốn của các NHTM Nhà nước, giai đoạn 2005-2010.

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng tài sản có(tỷ VND) 734.867 918.583 1.148.230 1.435.287 1.794.109 2.242.636 Tốc độ tăng trưởng tài

sản có (%) 25% 25% 25% 25% 25% 25%

Tổng tài sản có điều chỉnh

theo rủi ro(tỷ VND) 587.893 734.867 918.583 1.148.230 1.435.287 1.794.109 Vốn tự có(Vốn điều lệ

+quỹ bổ sung vốn điều lệ 19.121 20.268 21.484 22.773 24.140 25.588 Tỉ lệ tăng vốn tự có theo

nguồn tích luỹ nội bộ(%) 6% 6% 6% 6% 6% 6%

Tỷ lệ vốn tự có /tài sản

điều chỉnh theo rủi ro 3,3% 2,8% 2,3% 2,0% 1,7% 1,4%

Tổng số vốn tự có tối thiểu theo thông lệ quốc tế (tỷ VNĐ)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Nhà nước Việt Nam (Trang 31 - 32)