Phát hành cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Nhà nước Việt Nam (Trang 63 - 68)

Phát hành cổ phiếu là con đường huy động vốn cho NHTM nhà nước khi được cổ phần hoá. Kết quả về phương diện nâng cao năng lực tài chính

của ngân hàng phụ thuộc vào sự thành công của những đợt phát hành cổ phiếu trong thị trường. Trên thị trường cổ phiếu là một loại hàng hoá, nhà đầu tư quan tâm đến hàng hoá này khi họ có đủ thông tin để phân tích hàng hoá, để thấy hàng hoá này thực sự là một tài sản đáng đầu tư. Vì vậy, trước khi phát hành cổ phiếu, các NHTM nhà nước nên tiếp thị quảng cáo về cổ phiếu của ngân hàng mình cho các nhà đầu tư để họ chú ý và hiểu biết đúng đắn về ngân hàng từ đó lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Tránh tình trạng công chúng đầu tư thiếu thông tin về cổ phần chuẩn bị niêm yết.

Về việc phát hành cổ phiếu cần theo thông lệ quốc tế, tức là bao gồm cả hai loại cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãI . Như vậy vừa đảm bảo tính ổn định vững chắc vừa tạo nên công cụ để cho các ngân hàng có thể linh hoạt trong việc linh động, kiểm soát điều chỉnh nguồn vốn bổ sung phù hợp với từng giai đoạn. Cả hai loại cổ phiếu đều phải được tiến hành đấu giá công khai và được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Việc phát hành cổ phiếu phảI được lên kế hoạch chi tiết, phù hợp với hiện trạng, chủ trương và nhu cầu về vốn của ngân hàng trong từng thời kì.

Giai đoạn đầu, cổ phiếu ưu đãi nên được phát hành trước cho các nhà đầu tư trong nước, cán bộ trong ngân hàng nhằm thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu nhưng chưa thay đổi tính chất về tổ chức và hoạt động của NHTM nhà nước.

Sau cổ phiếu ưu đãi, các NHTM cổ phần hoá sẽ phát hành cổ phiếu phổ thông rộng rãi cho các nhà đầu tư thể nhân và pháp nhân ở trong và ngoài nước có cơ hội được mua.

Với trường hợp giá ưu đãi với một số nhà đầu tư như nhà đầu tư chiến lược, người lao động trong ngân hàng nên cho họ tham gia đấu giá và sau đó từ kết quả đấu giá họ sẽ được hưởng ưu đãi theo tỷ lệ khấu trừ. Tránh tình trạng xác định giá trước vì mệnh giá và giá sau đấu giá có thể chênh lệch nhau

rất nhiều như trường hợp công ty cổ phần Bảo Minh (giá sàn: 100.000đ/cổ phiếu,giá đấu giá: 230.000đ/cổ phiếu)

Trong quá trình phát hành cổ phiếu một số vấn đề về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư cũng cần có phương án phù hợp.

Về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà nước ở các NHTM nhà nước sau cổ phần hóa đòi hỏi sự kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu đảm bảo sự kiểm soát cần thiết của nhà nước trong từng giai đoạn, thu hút tối đa vốn của các nhà đầu tư khác,có tính đến các vấn đề an ninh tài chính, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Do điều kiện nước ta, các công cụ quản lý gián tiếp của nhà nước đối với hệ thống ngân hàng còn chưa phát triển, chủ yếu chỉ sử dụng công cụ trực tiếp, và trong giai đoạn đầu của cổ phần hoá khi các công cụ quản lý của ngân hàng chưa đủ mạnh nên trước mắt nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối.Điều này để đảm bảo quyền kiểm soát và biểu quyết của nhà nước đối với hoạt động ngân hàng sau cổ phần hoá, giúp các ngân hàng có thời gian làm quen dần với cung cách quản lý mới với những yêu cầu và đòi hỏi mới, tránh sự thôn tính của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, dù nhà nước nắm giữ vốn trong NHTM sau cổ phần thì cũng cần thực hiện theo đúng nguyên tắc thương mại trong hoạt động ngân hàng, tránh để tình trạng bao cấp tiếp tục tái diễn.

Tuy nhiên, nếu nhà nước nắm giữ mãi cổ phần chi phối trong các NHTM sau cổ phần hoá thì sẽ kém thu hút các nhà đầu tư khác,và dự kiến nhà nước sẽ phảI tiếp tục đầu tư nhiều tỷ đồng vào các ngân hàng này cho hai khoản sau:

- Xử lý nợ xấu.

- Bổ sung vốn để đạt cổ phần chi phối.

Như vậy áp lực tài chính đối với Ngân sách nhà nước không những không giảm mà còn tăng thêm. Vì vậy, sau một khoảng thời gian nhất định (5-10 năm), khi các công cụ qủan lý kiểm soát hoạt động của các NHTM nhà

nước đủ mạnh, và nhà nước cũng có thể quản lý thị trường bằng công cụ gián tiếp thì nhà nước có thể chuyển nhượng phần vốn của mình cho các nhà đầu tư khác và nhà nước không cần trực tiếp nắm quyền kinh doanh của ngân hàng nữa.

Ngoài việc tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà nước cần xác định tỷ lệ cổ phần tối đa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ.

Cổ phần hoá phải gắn với quá trình mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó tùy từng ngân hàng có thể cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tỷ lệ cổ phần ở các mức độ khác nhau, nhưng tỷ lệ bình quân chung là không quá 30% vốn điều lệ và tuỳ từng loại cổ đông nước ngoài mà có thể quy định những mức khác nhau: của cá nhân không quá 10%, của tổ chức kinh tế không quá 15%, của ngân hang nước ngoài không quá 20%. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài phải có thành viên trong hội đồng quản trị, tham gia chi phối và kiểm soát Ngân hàng .Tất nhiên nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần tối đa, nắm quyền điều hành mỗi ngân hàng. Cách làm như vậy vừa cho phép chuyển giao công nghệ Ngân hàng hiện đại, áp dụng các nghiệp vụ Ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng tính minh bạch của Ngân hàng theo thông lệ khu vực và thế giới vừa đảm bảo an toàn ” đề phòng” trước những nhòm ngó của các tập đoàn tài chính, ngân hàng quốc tế lớn.

Về đối tác chiến lược nước ngoài nên là các công ty bảo hiểm, các Ngân hàng , cá quỹ đầu tư như :ING(Hà Lan), ADB ,IFC ,Temasek (Singapor)…Đây là những nhà đầu tư không có tham vọng kiểm soát, mà chủ yếu vì mục tiêu thương mại. Họ có thể hỗ trợ để nâng cao kỹ năng quản lý sau cổ phần hoá và tạo điều kiện giúp ngân hàng được cổ phần hoá mở rộng, phát triển mạng lưới hoạt động.

Ngoài ra, cần khuyến khích các doanh nghiệp lớn trong nước và công chúng Việt Nam mua cổ phiếu càng nhiều càng tốt. Các cổ đông là doanh

nghiệp lớn của Việt Nam sẽ là những trụ cột quan trọng đặc biệt là các công ty bảo hiểm trong nước các doanh nghiệp nhà nước lớn có hiệu quả, có triển vọng.

Về việc bán cổ phần cho cán bộ công nhân. Theo quy định của Nghị định 187/2004/NĐ-CP người lao động được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá giảm 40% so với giá đấu bình quân. Đây là cách giảI quyết chính sách ưu đãI trong nội bộ ngân hàng tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Để đảm bảo cân bằng trong đấu giá cổ phần người lao động nên được hưởng quyền ưu tiên mua cổ phần theo giá hình thành qua phát hành cổ phiếu. Tỷ lệ cổ phiếu ưu đãI dành cho người lao động nên được xác định ở mức độ hợp lý, đảm bảo tính công khai minh bạch.

Theo lộ trình cổ phần hoá NHTM Nhà nước có thể đưa ra một số cơ cấu cổ đông như sau:

Giai đoạn 1 (trong khoảng 5 năm đầu) Nhà nước nên nắm giữ tỷ lệ vốn

51%, nhà đầu tư nước ngoài 20%, còn lại dân cư 29%. Cổ phiếu phát hành là cổ phiếu ưu đãi cổ tức.

Giai đoạn 2 ( 5 năm tiếp theo) các tỷ lệ tương ứng này là 51%,30%,và

19%

Trong giai đoạn này , cácNHTM Nhà nước và NHTM cổ phần hoá đều phải tăng quy mô vốn chủ sở hữu để vượt qua thời kì mất an toàn nên tuy tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước tại Ngân hàng cổ phần hoá vẫn là 51% nhưng nhà nước vẫn cần tái đầu tư từ nguồn lợi tức được chia. Còn cổ đông nước ngoài dù muốn hay không vẫn phải tăng tỷ lệ do việc Việt Nam mở cửa theo lộ trình của WTO.

Giai đoạn 3 :tiếp theo hai giai đoạn trên. Lúc này nhà nước không cần

nắm giữ cổ phần chi phối ở mức 51% nữa mà có thể thấp hơn nhưng cơ cấu nên chia đều cho ba nhóm cổ đông.

Về việc quản lý phần vốn nhà nước tại các Ngân hàng sau cổ phần hoá,Chính phủ cân sớm thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp để phân biệt quyền quản lý Nhà nước và quyền vốn sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp .

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Nhà nước Việt Nam (Trang 63 - 68)